Thứ Hai, 24 tháng 7, 2017

Thủ tục cấp lại bản chính Giấy khai sinh

Khi bị mất Giấy khai sinh gốc, công dân nộp hồ sơ lên UBND cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh trước đây hoặc nơi đang thường trú để đăng ký lại khai sinh.

Theo quy định tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP của Chính phủ, thì bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch. Cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc có thẩm quyền và trách nhiệm cấp bản sao từ sổ gốc.

Người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc phải xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng để người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra.

Cơ quan, tổ chức căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao cho người yêu cầu; nội dung bản sao phải ghi theo đúng nội dung đã ghi trong sổ gốc. Trường hợp không còn lưu trữ được sổ gốc hoặc trong sổ gốc không có thông tin về nội dung yêu cầu cấp bản sao thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho người yêu cầu.

thu tuc cap lai ban chinh giay khai sinh
Ảnh minh họa.

Thủ tục đăng ký lại khai sinh:

- Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 1/1/2016 nhưng sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.

- Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan đến việc đăng ký lại.

- Việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn chỉ được thực hiện nếu người yêu cầu đăng ký còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ.

Hồ sơ đăng ký lại khai sinh gồm:

- Tờ khai theo mẫu quy định, trong đó có cam đoan của người yêu cầu về việc đã đăng ký khai sinh nhưng người đó không lưu giữ được bản chính Giấy khai sinh;

- Bản sao toàn bộ hồ sơ, giấy tờ của người yêu cầu hoặc hồ sơ, giấy tờ, tài liệu khác trong đó có các thông tin liên quan đến nội dung khai sinh của người đó.

Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh không có bản sao Giấy khai sinh được công chứng, chứng thực hợp lệ, bản sao được cấp từ Sổ đăng ký khai sinh, thì những giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hợp lệ sau đây là cơ sở để xác định nội dung đăng ký lại khai sinh:

+ Giấy chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu.

+ Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú, giấy tờ chứng minh về nơi cư trú.

+ Bằng tốt nghiệp, Giấy chứng nhận, Chứng chỉ, Học bạ, Hồ sơ học tập do cơ quan đào tạo, quản lý giáo dục có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận.

+ Giấy tờ khác có thông tin về họ, chữ đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh của cá nhân.

+ Giấy tờ chứng minh quan hệ cha con, mẹ con.

Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao các giấy tờ nêu trên (nếu có) và phải cam đoan đã nộp đủ các giấy tờ mình có.

Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh cam đoan không đúng sự thật, cố ý chỉ nộp bản sao giấy tờ có lợi để đăng ký lại khai sinh thì việc đăng ký lại khai sinh không có giá trị pháp lý.

Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh là cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì ngoài các giấy tờ theo quy định nêu trên, phải có văn bản xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị về việc những nội dung khai sinh của người đó gồm họ, chữ đệm, tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha - con, mẹ - con phù hợp với hồ sơ do cơ quan, đơn vị đang quản lý.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ. Nếu việc đăng ký lại khai sinh là đúng theo quy định của pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện đăng ký lại khai sinh như trình tự quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.

Nếu việc đăng ký lại khai sinh được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là nơi đã đăng ký khai sinh trước đây thì công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo chủ tịch ủy ban nhân dân có văn bản đề nghị ủy ban nhân dân nơi đăng ký khai sinh trước đây kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký khai sinh trước đây tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản về việc còn lưu giữ hoặc không lưu giữ được sổ hộ tịch.

Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh về việc không còn lưu giữ được sổ hộ tịch tại nơi đã đăng ký khai sinh, nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện việc đăng ký lại khai sinh như quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.

Trường hợp người yêu cầu có bản sao Giấy khai sinh trước đây được cấp hợp lệ thì nội dung đăng ký khai sinh được ghi theo nội dung bản sao Giấy khai sinh; phần khai về cha, mẹ được ghi theo thời điểm đăng ký lại khai sinh.

Trường hợp người yêu cầu không có bản sao Giấy khai sinh nhưng hồ sơ, giấy tờ cá nhân có sự thống nhất về nội dung khai sinh thì đăng ký lại theo nội dung đó. Nếu hồ sơ, giấy tờ không thống nhất về nội dung khai sinh thì nội dung khai sinh được xác định theo hồ sơ, giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chính thức hợp lệ đầu tiên; riêng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì nội dung khai sinh được xác định theo văn bản của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị.

Luật gia Đồng Xuân Thuận

Theo Đời sống & Pháp lý

Muốn biết đất có tranh chấp, quy hoạch không hỏi ở đâu?

Với thông tin quy hoạch, thì cơ quan phòng Tài nguyên của huyện, nơi mảnh đất tọa lạc sẽ nắm thông tin này và sẽ cung cấp thông tin khi có yêu cầu của người dân.

Tôi muốn mua một mảnh đất nhưng làm sao để biết miếng đất đó có tranh chấp nhà đất hay giải toả gì không? Tôi phải làm như thế nào?

Độc giả: Đỗ Hằng

Ảnh minh họa.

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến VietNamMoi. Vấn đề này xin được đưa ra ý kiến như sau:

Có thể nói, hiện nay dữ liệu về thông tin tranh chấp quyền sử dụng đất chưa được cập nhật và theo dõi thống nhất giữa các cơ quan liên quan. Nên có thể một trong các cơ quan sau đây sẽ có thông tin này: UBND cấp xã, Phòng Tài nguyên UBND cấp huyện, các phòng/văn phòng công chứng …

Theo đó, bạn cần liên hệ các cơ quan trên để tìm hiểu trước khi quyết định mua.

Với thông tin quy hoạch, thì cơ quan phòng Tài nguyên của huyện, nơi mảnh đất tọa lạc sẽ nắm thông tin này và sẽ cung cấp thông tin khi có yêu cầu của người dân.

Trường hợp bạn muốn mua mảnh đất và ngôi nhà này, nếu đất đó đang có tranh chấp, thì điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất được quy định tại Khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013 như sau:

Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

- Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này.

- Đất không có tranh chấp.

- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

- Trong thời hạn sử dụng đất.

Như vậy, người sử dụng đất chỉ được thực hiện quyền chuyển nhượng mảnh đất này khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên. Do đó, nếu mảnh đất đó đang có tranh chấp, theo quy định, bạn và người chủ sử dụng đất sẽ không được thực hiện quyền chuyển nhượng, mua bán đối với mảnh đất này.

Trường hợp đất trong diện quy hoạch, theo quy định tại Khoản 2 Điều 49 Luật đất đai 2013 quy định: Trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Trường hợp đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất trong khu vực phải chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm; nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật.

Như vậy, trường hợp đất trong diện quy hoạch nhưng chưa có kế hoạch sử dụng đất, chưa có quyết định thu hồi thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Do đó, chủ mảnh đất này vẫn có quyền chuyển nhượng mảnh đất này cho bạn.

Nếu đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất trong khu vực phải thu hồi đất theo kế hoạch được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm, nếu muốn cải tạo, sữa chửa... thì phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Do đó, bạn và người sử dụng đất vẫn có thể thực hiện thủ tục chuyển nhượng mảnh đât này.

Độc giả có vướng mắc về pháp lý xin gửi yêu cầu hoặc đề nghị tư vấn qua Email: thuandx@vietnammoi.vn hoặc xuanthuandong@gmail.com

Ngoài ra độc giả tham khảo kiến thức luật tại: vietnammoi.vn

Lưu ý: Những tư vấn theo đề nghị của người gửi câu hỏi qua Email, nội dung trả lời có giá trị tham khảo, phổ biến kiến thức, không dùng làm tài liệu tố tụng.

Luật gia Đồng Xuân Thuận

Theo Đời sống & Pháp lý


Chủ Nhật, 23 tháng 7, 2017

Thủ tục, hồ sơ, nơi tiếp nhận cấp sổ đỏ cho đất mua bán giấy tay

Người dân nhận chuyển nhượng đất từ ngày 01/7/2004 đến trước ngày 01/01/2008 bằng giấy tờ viết tay thì người đang sử dụng đất không phải thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất.

Trình tự thủ tục để được cấp sổ đỏ với các trường hợp mua bán bằng giấy viết tay sẽ như thế nào? Người dân cần chuẩn bị hồ sơ ra sao và đơn vị nào sẽ thực hiện cấp sổ đỏ với các trường hợp này?

Căn cứ quy định tại Khoản 54 Điều 2 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 82 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP) thì trường hợp người dân (hộ gia đình, cá nhân) nhận chuyển nhượng đất từ ngày 01/7/2004 đến trước ngày 01/01/2008 bằng giấy tờ viết tay thì người đang sử dụng đất không phải thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất.

Ảnh minh họa.

Người đang sử dụng đất sẽ thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận lần đầu theo quy định tại Điều 70 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Về hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận:

Người sử dụng đất cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

- Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

- Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP nếu có.

- Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

- Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).

Quy trình cấp sổ đỏ cho đất mua bán giấy tay.

Nơi nộp hồ sơ:

Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận có thể nộp hồ sơ tại UBND cấp xã hoặc Văn phòng đăng ký đất đai.

Trình tự giải quyết:

UBND cấp xã có trách nhiệm xác nhận vào hồ sơ về hiện trạng sử dụng đất; nếu đất chuyển nhượng trước đó không có giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai thì xác nhận nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất; niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ.

Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra bản trích đo địa chính hoặc thực hiện việc trích lục, trích đo thửa đất; gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính, trừ trường hợp không thuộc đối tượng phải nộp; chuẩn bị hồ sơ để trình ký giấy chứng nhận.

Trao giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi UBND cấp xã để trao (nếu người đề nghị cấp Giấy chứng nhận nộp hồ sơ tại cấp xã).

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận:

Đối với trường hợp này là UBND cấp huyện (theo quy định tại Khoản 2 Điều 105 của Luật Đất đai).

Độc giả có vướng mắc về pháp lý xin gửi yêu cầu hoặc đề nghị tư vấn qua Email: thuandx@vietnammoi.vn hoặc xuanthuandong@gmail.com

Ngoài ra độc giả tham khảo kiến thức luật tại: vietnammoi.vn

Lưu ý: Những tư vấn theo đề nghị của người gửi câu hỏi qua Email, nội dung trả lời có giá trị tham khảo, phổ biến kiến thức, không dùng làm tài liệu tố tụng.

Luật gia: Đồng Xuân Thuận

Theo Đời sống & Pháp lý

Mẹ mang thai uống sữa bầu - lợi hay hại?

Đã có bầu dứt khoát phải uống sữa bà bầu - điều này có đúng không?
Với sự quảng cáo và tiếp thị rầm rộ của các hãng sữa trong những năm gần đây, ở nhiều người dần dần hình thành quan niệm: Đã có bầu dứt khoát phải uống sữa bà bầu. Nhiều mẹ mang thai không thích sữa, và tự biết mình ăn uống đủ chất, nhưng vì thấy mẹ bầu nào cũng uống sữa bầu nên không yên tâm nếu mình không làm như vậy.

Ngay cả ở nông thôn, nhiều gia đình kinh tế khó khăn nhưng vẫn cố mua sữa bà bầu dù mặt hàng này có giá rất đắt so với thu nhập của họ. Nhưng sự thật thì sữa bầu có tốt đến như thế?

me mang thai uong sua ba bau loi hay hai
Có nhất thiết phải uống sữa bà bầu? (Ảnh: Healthxlive)

Uống sữa bầu không phải là cách duy nhất để bé khỏe

Sữa bầu được bổ sung nhiều vi chất cần thiết cho sức khỏe bà mẹ và em bé, nhất là những chất dễ bị thiếu hụt khi mang thai như canxi, sắt, axit folic, các vitamin, axit béo có lợi cho não như omega 3, omega 6, DHA, ARA... Tuy nhiên, để những "dưỡng chất trí tuệ" này phát huy hiệu quả, chúng cần được bổ sung theo một tỷ lệ và hàm lượng tối ưu chứ không phải cứ bổ sung càng nhiều càng tốt.

Các dưỡng chất nói trên không chỉ có trong sữa bà bầu mà hiện diện trong nhiều loại thực phẩm mà chúng ta vẫn ăn hằng ngày. Chẳng hạn, canxi có nhiều trong tôm cá, rau xanh đậm, các loại sữa bình thường, các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phomai... Sắt có nhiều trong: trứng, thịt, gan động vật. Các axit béo nhiều nối đôi có trong các loại cá biển, dầu thực vật. Axit foclic có nhiều trong các loại rau xanh như: súp lơ, cải bó xôi, bắp cải, cải xanh… Nếu thai phụ ăn uống đa dạng, đủ lượng thì không sợ thiếu chất.

Sữa bà bầu dĩ nhiên là tốt, cung cấp đầy đủ các dưỡng chất quan trọng cho bà mẹ trong thời kỳ mang thai. Những người không có thời gian để ăn uống, hoặc không ăn được do bị nghén hoặc chán ăn, ăn không đủ thì nên bổ sung dinh dưỡng bằng sản phẩm này. Còn nếu bạn đã ăn đủ chất, lại không thích hoặc không đủ điều kiện kinh tế thì không nhất thiết phải cố mua sữa bà bầu.

me mang thai uong sua ba bau loi hay hai
Phụ nữ nước ngoài không uống sữa bầu. (Ảnh: MomJunction)

Phụ nữ nước ngoài không uống sữa bầu

Hiện nay đa số các loại sữa dành cho bà bầu đều nhập khẩu từ nước ngoài, nhưng phụ nữ ở các nước đó khi có bầu họ lại không uống sữa bà bầu, nhiều chị em phụ nữ Việt Nam đang học tập hoặc lao động ở nước ngoài khi có bầu đi tìm mua sữa bà bầu thì không có. Vậy phụ nữ có bầu ở nước ngoài họ uống gì?

Chúng ta đều biết ở nước ngoài chế độ dinh dưỡng của mọi người, mọi lứa tuổi thường cân đối, đầy đủ các chất dinh dưỡng, và đặc biệt sữa tươi là thức uống bình thường hàng ngày, như chúng ta uống nước lọc vậy, các loại thực phẩm như bơ, phomai, sữa chua họ cũng ăn hàng ngày, cho nên tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng nhất là canxi, sắt.., thường rất thấp. Khi có bầu, tình trạng dinh dưỡng của các bà mẹ này đã rất tốt rồi, họ chỉ cần uống sữa tươi như bình thường, ăn các chế phẩm từ sữa: pho mai, sữa chua… và chỉ cần bổ sung thêm rau xanh và hoa quả là đủ.

Hơn nữa, ở nước ngoài, nhất là những nước đã phát triển như: Nhật, Pháp, Mỹ, Đức, Hàn Quốc… phụ nữ mang thai được các bác sỹ kiểm soát rất chặt chẽ chế độ ăn và mức tăng cân của bà mẹ. Khi có biểu hiện tăng cân quá mức thì bà mẹ phải tuân thủ chế độ ăn kiêng của bác sỹ chứ không như ở Việt Nam cho rằng cứ ăn được càng nhiều càng tốt, tăng cân càng nhiều càng tốt, đẻ con càng to càng tốt, vì tình trạng tăng cân quá mức không có lợi cho sức khỏe của mẹ như tiểu đường thai nghén, cao huyết áp, tiền sản giật, béo phì sau sinh…, thậm chí có thể gây sinh khó phải mổ đẻ.

Vì vậy, không phải chị em nào cũng bắt buộc phải uống sữa bà bầu. Nếu cơ thể bạn đã đầy đủ dưỡng chất và có chế độ ăn uống khoa học, cân bằng thì không nên uống quá nhiều sữa bầu. Để có câu trả lời chính xác, bạn nên khám sức khỏe tổng thể trước khi mang bầu 3-6 tháng hoặc ngay khi biết mình mang thai.

Khi tình trạng dinh dưỡng tốt rồi mà cứ uống nhiều sữa bầu thì có sao không?

me mang thai uong sua ba bau loi hay hai
Mẹ mang thai ăn uống kém mới cần dùng sữa bầu. (Ảnh: Livestrong)

Nếu bà mẹ khi mang thai ăn uống kém, đang trong tình trạng thiếu máu, thiếu năng lượng trường diễn (gầy quá) thì việc dùng sữa bà bầu là rất tốt, trường hợp sữa bầu khó uống có thể uống sữa tươi, sữa đậu nành kết hợp với ăn uống đa dạng, hoặc có thể bổ sung viên đa vi chất dành cho bà bầu.

Những người có tình trạng dinh dưỡng bình thường, lại ăn uống tốt thì không nhất thiết phải uống sữa bầu, mà có thể uống sữa tươi, sữa đậu nành, sữa bột bình thường, ăn đa dạng thực phẩm, ăn trứng, thịt, tôm cua cá, rau xanh, quả chín là được.

Còn tình trạng khi mang bầu lại đang bị thừa cân/béo phì, hoặc tăng cân quá nhanh thì không nên uống sữa bầu mà lại phải uống sữa không đường ít béo, ăn giảm tinh bột, ăn nhiều rau xanh và bổ sung thêm viên thuốc đa vi chất, nếu vẫn cứ uống sữa bầu sẽ dẫn đến béo phì, tiểu đường thai nghén, tiền sản giật, con to quá dẫn đến đẻ khó.

Thực tế cho thấy, những trẻ sinh ra nặng cân (trên 3,5kg) tuy trông bụ bẫm khoẻ mạnh nhưng thực chất những em bé này có nguy cơ thường trực là hạ đường huyết sau khi sinh do nồng độ insulin của người mẹ rất cao và sau khi sinh thì bị tụt xuống nên hệ thống nội tiết của em bé chưa thích nghi kịp. Hiện tượng này kéo theo một loạt hiện tượng như suy hô hấp, suy thở, suy tuần hoàn, suy tim, hạ thân nhiệt…

Khi lớn lên nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường của những em bé sơ sinh thừa cân cao gấp đôi so với những em bé có cân nặng bình thường. Vì vậy, trẻ sơ sinh thừa cân cần được theo dõi chặt chẽ, nhất là những ngày đầu sau sinh để hạn chế những biến chứng. Những cháu bé này cũng dễ bị béo phì khi trưởng thành.

Thạc sĩ – BS Lê Thị Hải (Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng Quốc Gia)

Theo VNM - PL.XH

Thứ Năm, 20 tháng 7, 2017

Tết trung thu của những đứa trẻ sài gòn 2017 sẽ khác?

Tết trung thu tại sài gòn 2017 của trẻ sài gòn chắc chắn sẽ có nhiều điều thú vị, hãy xem lại những khoảnh khắc của nhưng đứa trẻ sài gòn tết trung thu những năm trước nhé.



Đêm Trung thu, khi mọi con đường, ngõ hẻm của Sài Gòn đèn sao đã rực rỡ, tiếng trống lân, trống ếch đã rộn ràng. Chúng tôi lần theo những con phố để tìm sự yên bình của một ngày rộn rã thì vô tình bắt gặp hình ảnh những đứa trẻ bất hạnh đang “trôi dạt” trong đêm, một cái Tết mà tất cả thiếu nhi trên cả nước đang nô nức đón nhận tình yêu thương, sự chở che của gia đình thì vẫn còn đó những mảnh đời cơ nhỡ, lạc lõng giữa màn đêm bao phủ. 

Dạo quanh các con phố, bên cạnh những đứa trẻ đang được bố mẹ đưa đi phá cỗ đêm trăng với những món quà, chiếc đèn lồng đủ màu sắc bắt mắt thì còn không ít những gương mặt trẻ thơ phải vất vả mưu sinh kiếm sống. Trên tay không có một chiếc đèn ông sao, không bánh nướng, bánh dẻo, mà thay vào đó là những xấp vé số, những rổ đậu phộng nặng trĩu nỗi lo âu về cơm áo gạo tiền. 

Thuý Kim (12 tuổi, quê Sóc Trăng) ngồi lặng lẽ bên góc đường Châu Văn Liêm – Nguyễn Trãi (quận 5, TP HCM) với xấp vé số trên tay. Cứ mỗi lần dòng người qua lại dừng chờ đèn đỏ, cô bé lại nhanh nhảu chạy đến từng người mời chào mua vé số. 

Trò chuyện với cô bé, chúng tôi được biết Kim sinh ra trong một gia đình nghèo có đến 7 anh chị em. Gia đình Kim dắt díu nhau từ quê Sóc Trăng lên Sài Gòn kiếm sống qua ngày. 



Mẹ của Kim vốn bị bệnh hiểm nghèo nên không làm được việc nặng, hằng ngày chỉ đi bán vé số. Bảy chị em Kim ban ngày đi học ở một lớp học tình thương, chiều tối lại xuống đường đi bán vé số phụ mẹ tiền thuốc thang. Đang dở câu chuyện, cô bé bỗng nhiên khựng lại khi thấy bên kia đường, có một bé gái trạc tuổi em gái Kim đang nhõng nhẽo ba mẹ mua bánh và lồng đèn để đi phá cỗ đêm trăng. Ánh mắt em đượm buồn, miệng lẩm bẩm “con nhà giàu sướng thiệt chú ha? được ba mẹ chiều chuộng chăm sóc, muốn mua gì cũng có”. 


Cô bé ngồi lặng lẽ ở góc đường Châu Văn Liêm, thi thoảng đưa mắt nhìn những đứa trẻ được bố mẹ sắm sửa đầy đủ quà bánh để đi phá cỗ Trung thu. 

Cách đó không xa, bên kia góc đường Hồng Bàng - Châu Văn Liêm là 2 người em gái của Kim tên Thuý Lệ (11 tuổi) và Thuý Quân (6 tuổi). Cũng giống như chị gái mình, sau giờ đến lớp, Lệ và Quân cũng phải xuống phố bán vé số phụ ba mẹ. 

Nhỏ tuổi hơn chị gái mình nên hai cô bé vẫn còn khá ngây ngô, nô đùa cùng nhau. Hai cô bé mắt cứ dán vào những chiếc bánh trung thu được trưng trong tủ kính của cửa hiệu. “Tụi con thích được ăn bánh trung thu ở thành phố, từ bé đến giờ chưa một lần con được nếm thử, con nghe nói bánh trung thu ở đây ngon lắm!”. Khi chúng tôi hỏi về ước mơ của các em, Thuý Lệ và Thuý Quân nói chỉ ước làm sao cho mẹ em được hết bệnh, gia đình em không phải khó khăn như bây giờ và tụi em được vui chơi như những đứa trẻ bình thường khác. 


Khi được hỏi về ước mơ, ánh mắt của những đứa trẻ nghèo lại hướng lên bầu trời nhìn những ánh sao trên trời cao như cầu nguyện một điều kì diệu nào đó. 

Chia tay với những em nhỏ mưu sinh ở trung tâm thành phố, chúng tôi hướng về “xóm ngụ cư”, nơi những đứa trẻ là con của đội ngũ thợ hồ công trình ở Khu đô thị Đại học Quốc gia (quận Thủ Đức). Những người sống ở đây đều là dân tứ xứ, làm công nhân cho các công trình xây dựng ở khu vực giáp ranh giữa quận Thủ Đức và thị xã Dĩ An, Bình Dương. 

Để bám trụ nơi này, họ dựng tạm những ngôi nhà lá thiếu trước hụt sau để làm chỗ che mưa che nắng. Vốn là những người lao động tự do, không đăng kí hộ khẩu nên những đứa trẻ sinh ra đều không có giấy khai sinh vì thế các em cũng chẳng đủ điều kiện để được đến trường. 



Vì sinh ra trong hoàn cảnh nghèo khó, không được học hành. Nhưng đám trẻ đã hiểu được và lo toan trước trước tuổi.

Trên tay xấp vé số cùng rổ đậu phộng cắp bên hông, Bin(14 tuổi), được nhóm trẻ bán vé số, nhặt ve chai gọi là anh hai cho biết. Hàng ngày, “đội quân” vé số này phải dậy từ rất sớm để làm việc. Để bán được nhiều thì cả nhóm phải đi hết các quán cà phê, quán ăn ở khắp làng Đại học và sau đó dọc quốc lộ 1A ra Xa Lộ Hà Nội, tính ra mỗi ngày các em phải đi bộ 1 quãng đường lên đến hàng chục cây số.

Với số tiền ít ỏi kiếm được từ việc đi bán vé số và đậu phộng thì chuyện có được chiếc bánh để “phá cỗ” trong đêm Trung thu với các em chỉ là ước mơ quá xa xỉ.



“Con hôm qua bị mẹ đánh vì đòi được mua bánh Trung thu. Năm ngoái, vào giờ này tụi con được các anh chị sinh viên đến cho quà và dẫn đi xem múa lân, vui lắm. Năm nay, không biết các anh chị ấy có bận học hay còn phải đi chỗ khác nữa mà không thấy ghé đến cho tụi con quà”, Bin nói.

Những bước chân lầm lũi bước trong đêm, trên dọc hành trình của mình, “đội quân” vé số thỉnh thoảng dừng chân, chúng nhìn những đứa trẻ cùng trang lứa đang nhảy múa tung tăng vời những chiếc đèn lồng mới tinh với ánh mắt thèm khát. Nhưng trên tay chúng vẫn còn đó những xấp vé số, rổ đậu phộng “nặng trĩu” cơm áo nên chúng đành bước tiếp.

Đêm về khuya, cả thành phố chìm vào giấc ngủ, chỉ còn lại những quán nhậu lai rai đêm khuya. Lũ trẻ “xóm ngụ cư” lại í ới gọi nhau trở về, khép lại đằng sau những lời xua đuổi, chua chát của nhiều người. Chúng trở về với nụ cười khi đã bán hết vé số và đậu trong rổ. Lúc này thì tiếng trống lân trống ếch cũng đã chìm sâu vào đêm vắng.

Văn Dũng 

Theo Đời sống & Pháp lý

Thứ Tư, 19 tháng 7, 2017

Danh hài Hoài Linh với đệ nhất danh hài, cười xuyên việt hay ơn giời cậu đây rồi?


Danh hài Hoài Linh là một trong những danh hài đắt show nhất tại Việt Nam như Đệ nhất danh hài, ơn giời cậu đây rồi, cười xuyên việt, bước nhảy ngàn cân, thách thức cùng bước nhảy, người bí ẩn... không chỉ vì sự hài hước mà chính sự khéo léo điềm đạm, nhã nhặn Nghệ sĩ này đã trở thành một trong những tâm điểm trong các gameshow tại Việt Nam.

Đệ nhất danh hài, cười xuyên việt hay ơn giời cậu đây rồi không thể vắng bóng danh hài Hoài Linh

Danh hài Hoài Linh với ghế nóng đệ nhất danh hài 2017

BTC khẳng định, Đệ nhất danh hài Việt - The King of Comedy hướng tới việc tìm kiếm những nhân tố biểu diễn hài kịch tài năng, duyên dáng, có khả năng truyền tải những tác phẩm vừa mang tính nhân văn lẫn châm biếm và gây cười cho khán giả truyền hình. 

Dù Hoài Linh đã "nhẵn mặt" trên sóng truyền hình thì nhà tổ chức vẫn cho biết, anh sẽ có những thay đổi mới mẻ, thú vị hơn nữa trong năm 2017. Tập 1 của Đệ nhất danh hài Việt - The King of Comedy sẽ lên sóng vào 20h thứ 5 hàng tuần, trên kênh VTV3 từ 9/3/2017.

Ơn giời cậu đây rồi không thể thiếu danh hài Hoài Linh


Một trong những thông tin được công chúng quan tâm hàng đầu chính là vị trí chủ toạ và các “trưởng phòng” của mùa này. Theo thông tin lan truyền trên mạng xã hội, Nghệ sĩ Hoài Linh sẽ tiếp tục cầm trịch ghế nóng của “Ơn giời” năm nay. Đây là một thông tin gây bất ngờ lẫn thích thú đối với khán giả mến mộ danh hàu Hoài Linh sau sự vắng mặt liên tiếp của nam danh hài trong các chương trình “Người bí ẩn”, “Bí mật đêm chủ nhật”. Bên cạnh Hoài Linh, Trấn Thành & Trường Giang sẽ tiếp tục tung hoành trên sân khấu với vai trò “trưởng phòng” bên cạnh danh hài – NSND Tự Long.
Đặc biệt, vé mời xem ghi hình cũng công bố nghệ sĩ Hồng Đào và NSND Hồng Vân chính là hai trưởng phòng mới của mùa này. Như vậy, rất có thể nghệ sĩ Việt Hương – “bông hồng” của “Ơn giời! Cậu đây rồi” hai mùa đầu sẽ không xuất hiện trong đợt ghi hình này. Một thông tin thú vị khác cũng được in trên vé chính là vai trò “phó phòng” của Ngô Kiến Huy, Anh Đức, Lâm Vỹ Dạ. Xuất hiện trong “Ơn giời” mùa 2, Ngô Kiến Huy gây tiếng vang lớn khi bẻ ngược lại “trưởng phòng” Trấn Thành và khiến “chủ toạ” Hoài Linh kinh ngạc bởi khả năng diễn xuất linh hoạt, duyên dáng.

Danh hài Hoài Linh chương trình cười xuyên Việt



Là một trong những danh hải nổi tiếng không ai xứng đáng hơn ngoài danh hài Hoài Linh có thể ngồi vào ghế nóng chương trình cười Xuyên Việt, Vì chương trình cười Xuyên Việt là một phiên bản đi tìm những cây hài tài năng chính vì vậy chương trình sẽ thêm màu sắc khi xuất hiện danh hài Hoài Linh.