Thứ Năm, 27 tháng 1, 2022

Hà Nội duyệt chỉ giới đường đỏ tuyến đường 6 km từ Võ Nguyên Giáp đến Đản Dị

  Hà Nội phê duyệt chỉ giới đường đỏ tuyến đường từ Võ Nguyên Giáp đến đường Đản Dị, tỷ lệ 1/500 trên địa bàn huyện Đông Anh, Hà Nội.

Phê duyệt chỉ giới đường đỏ tuyến đường từ đường Võ Nguyên Giáp đến Đản Dị - Ảnh 1.

Hà Nội phê duyệt chỉ giới đường đỏ tuyến đường chiều dài 6 km nối đường Võ Nguyên Giáp đến đường Đản Dị. (Ảnh: Vietnamnet).

Vừa qua, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn đã ký ban hành Quyết định số 393/QĐ-UBND ngày 26/1 về việc phê duyệt chỉ giới đường đỏ tuyến đường từ đường Võ Nguyên Giáp đến đường Đản Dị, tỷ lệ 1/500 (thuộc dự án đầu tư xây dựng tuyến đường nối từ đường Dục Nội, xã Việt Hùng đến đường Võ Nguyên Giáp).

Theo đó, chiều dài tuyến đường khoảng 6 km có điểm đầu giao với đường Võ Nguyên Giáp, điểm cuối giao với đường Đản Dị, huyện Đông Anh.

Tuyến đường có bề rộng mặt cắt ngang điển hình B = 30 m bao gồm lòng đường 2 x 7 m, dải phân cách 1 m và vỉa hè 2 x 7,5 m.

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/ha-noi-duyet-chi-gioi-duong-do-tuyen-duong-6-km-tu-vo-nguyen-giap-den-dan-di-20220127212802389.htm

Thứ Ba, 25 tháng 1, 2022

<> cheap whitehat monthly SEO Plans <>

Hi!

I`ve just checked your website and saw that it could really use a boost

if you ever should choose to consider a SEO strategy for your website,
kindly check our plans here
https://www.cheapseoagency.co/cheap-seo-packages/

thanks and regards
Cheap SEO Agency









Unsubscribe:
https://mgdots.co/unsubscribe/

Thứ Năm, 20 tháng 1, 2022

Đặt mục tiêu đưa Hoài Đức lên quận vào năm 2024

Huyện Hoài Đức đăng ký thời gian hoàn thành Đề án đầu tư xây dựng huyện thành quận vào cuối năm 2023, đầu năm 2024, hoàn thiện hồ sơ trình thẩm định, công nhận huyện Hoài Đức đạt chuẩn quận vào năm 2024.


Sáng nay (20/1), Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền có buổi làm việc tại huyện Hoài Đức để rà soát tiến độ thực hiện Đề án đầu tư, xây dựng huyện Hoài Đức thành quận, theo Hànộimới.

Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức Nguyễn Anh cho biết, đến thời điểm hiện tại, huyện đã đạt 22/27 tiêu chí trở thành quận. Nhiều tiêu chí đạt cao, như mức tăng trưởng kinh tế trung bình 3 năm gần nhất đạt 9,42%; thu nhập bình quân 62 triệu đồng/người/năm; huyện không còn hộ nghèo; tỷ lệ hộ dân được cấp nước hợp vệ sinh đạt 100% (86% hộ dân được cấp nước sạch tập trung); tỷ lệ đường khu nhà ở, ngõ xóm được chiếu sáng đạt khoảng 98,5%...

Đặt mục tiêu đưa Hoài Đức lên quận vào năm 2024 - Ảnh 1.

Vành đai 3,5 qua địa bàn huyện Hoài Đức đang dần thành hình. (Ảnh: Hạ Vũ).

5 tiêu chí còn lại huyện cần hoàn thiện gồm y tế, cây xanh, giao thông, tỷ lệ nước thải được xử lý, cân đối thu - chi ngân sách.

SZL vượt mục tiêu lãi năm, đẩy mạnh vốn vào các KCN Long Thành và Long Phước

 Lũy kế cả năm 2021, Sonadezi Long Thành (SZL) lãi sau thuế 101 tỷ đồng, tương ứng 116% mục tiêu lợi nhuận.


CTCP Sonadezi Long Thành (mã chứng khoán: SZL) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2021 với doanh thu thuần hơn 93 tỷ đồng, giảm nhẹ 2% so với cùng kỳ, chủ yếu đến từ việc cho thuê hạ tầng khu công nghiệp.

Giá vốn bán hàng trong quý không chênh lệch nhiều so với cùng kỳ, ở mức 64 tỷ đồng. Doanh thu tài chính ghi nhận 13,5 tỷ đồng từ cổ tức và lãi tiền gửi. Các chi phí bán hàng, tài chính và quản lý doanh nghiệp không biến động.

Kết quả, Sonadezi Long Thành báo lãi sau thuế quý IV gần 25 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ. Lũy kế cả năm 2021, doanh nghiệp ghi nhận 388 tỷ đồng doanh thu thuần và 101 tỷ đồng lãi sau thuế, lần lượt tăng 8% và giảm 1%.

Năm 2021, công ty đặt mục tiêu doanh thu 410 tỷ đồng và lãi sau thuế hơn 87 tỷ đồng. Như vậy, kết quả kinh doanh nói trên tương ứng 95% mục tiêu doanh thu và 116% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Sonadezi Long Thành vượt mục tiêu lãi năm, đang đẩy mạnh vốn vào dự án Long Thành, Long Phước - Ảnh 1.

Nguồn: BCTC quý IV/2021 Sonadezi Long Thành.

Thứ Tư, 19 tháng 1, 2022

Giá căn hộ Hà Nội hưởng lợi từ hạ tầng, tăng 5 - 10% sau một năm

  Mức giá căn hộ tại Hà Nội đã tăng từ 5 - 10% so với quý IV/2020, đặc biệt là tại các dự án nằm ở phía tây và phía đông thành phố - nơi có tiềm năng phát triển về hạ tầng.

Giá căn hộ Hà Nội hưởng lợi từ hạ tầng, tăng 5 - 10% sau một năm - Ảnh 1.

Hạng sang và cao cấp là hai phân khúc được hưởng lợi từ sự phát triển của cơ sở hạ tầng. (Ảnh minh họa: Hạ Vũ).

Theo Colliers, việc ra mắt tuyến Metro Cát Linh - Hà Đông vào tháng 11/2021 là sự kiện lớn nhất của Hà Nội trong quý IV/2021. Sự kiện này đã khiến thị trường bất động sản chuyển biến tích cực hơn.

Trong quý, thị trường căn hộ tại Hà Nội ghi nhận thêm 8.000 căn hộ đến từ 11 dự án. Các dự án này chủ yếu đến từ Gia Lâm, Từ Liêm và quận Hoàng Mai. Nhiều dự án ra mắt trong giai đoạn này đến từ các khu vực được hưởng lợi lớn nhờ quy hoạch. 

Còn tiếp...

Tập đoàn T&T khởi công tòa nhà hơn nghìn tỷ cao nhất TP Sa Đéc

  Dự án Khu trung tâm dịch vụ, thương mại và nhà ở T&T Sa Đéc có tổng mức đầu tư hơn 1.170 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2023.

Tập đoàn T&T khởi công tòa nhà hơn nghìn tỷ cao nhất TP Sa Đéc - Ảnh 1.

Phối cảnh dự án T&T Sa Đéc. (Ảnh: Thanh niên).

Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Đồng Tháp, UBND tỉnh và CTCP Tập đoàn T&T vừa tổ chức khởi công dự án Khu trung tâm dịch vụ, thương mại và nhà ở T&T Sa Đéc tại Khóm 4, phường 1, TP Sa Đéc.

Dự án này do Công ty TNHH Vĩnh Thiện Đà Nẵng – thành viên Tập đoàn T&T trúng thầu quyền sử dụng đất và thuê đất với quy mô hơn 10.000 m2, tổng vốn đầu tư trên 1.170 tỷ đồng. 

Điểm nhấn của dự án là khách sạn 25 tầng, tòa nhà cao nhất TP Sa Đéc. Dự kiến, công trình sẽ hoàn thành vào quý IV/2023.

Những năm gần đây, Tập đoàn T&T đang đẩy mạnh đầu tư vào khu vực vùng Tây Nam Bộ. Tại Cà Mau, hồi tháng 5/2021, doanh nghiệp đã trúng thầu KĐT mới khóm 5 (phường 1) với quy mô gần 23 ha, tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, doanh nghiệp đang đầu tư 3 dự án khác tại Cà Mau gồm Sân bay Cà Mau, Cảng nước sâu Hòn Khoai và  KĐT liên hiệp thể dục thể thao, trung tâm bóng đá trẻ và Câu lạc bộ bóng đá.

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/tap-doan-tt-khoi-cong-toa-nha-hon-nghin-ty-cao-nhat-tp-sa-dec-20220119163002994.htm

Thứ Hai, 17 tháng 1, 2022

Phê duyệt chỉ giới đường đỏ đường gom QL3 mới qua địa bàn huyện Đông Anh

  Hà Nội phê duyệt chỉ giới đường đỏ tuyến đường gom hai bên QL3 mới qua địa bàn huyện Đông Anh dài khoảng 5,3 km.

Phê duyệt chỉ giới đường đỏ đường gom QL3 mới qua địa bàn huyện Đông Anh - Ảnh 1.

Tuyến đường gom hai bên QL3 mới có điểm đầu đoạn gần cầu vượt từ xã Liên Hà sang xã Dục Tú. (Ảnh: Hạ Vũ).

Ngày 13/1, UBND TP Hà Nội có quyết định về việc phê duyệt chỉ giới đường đỏ tuyến đường gom dọc hai bên QL3 mới, tỷ lệ 1/500 (đoạn từ nút giao với đường vành đai 3 Bắc Sông Hồng đến hết địa phận huyện Đông Anh), dài khoảng 5,3 km.

Tuyến đường này có điểm đầu giao với đường Vành đai 3 Bắc Sông Hồng, điểm cuối tại ranh giới giữa huyện Đông Anh với huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

Tuyến đường gom hai bên QL3 mới rộng 22 m bao gồm lòng đường 12 m, vỉa hè (lề) phía ngoài 10 m, phía giáp cao tốc không bố trí hè.

Đường gom cũng có hai nút giao khác cốt liên thông giữa tuyến đường với đường Vành đai 3 Bắc sông Hồng và đường vào khu công nghiệp Đông Anh được xác định theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô được duyệt.

Hình thức nút giao, phạm vi xây dựng nút sẽ được xác định chính xác theo dự án đầu tư được cấp thẩm quyền phê duyệt. Các nút giao giữa các tuyến đường ngang với đường gom dọc theo quốc lộ 3 mới chủ yếu được xác định trên cơ sở đường hiện có.

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/phe-duyet-chi-gioi-duong-do-duong-gom-ql3-moi-qua-dia-ban-huyen-dong-anh-20220118054728039.htm

Thứ Sáu, 14 tháng 1, 2022

Hải Dương đề xuất làm 800 dự án, thu về hơn 81.000 tỷ đồng trong 5 năm tới

 12 huyện, thành phố, thị xã tại Hải Dương đề xuất thực hiện hơn 800 dự án quy mô 6.000 ha, dự kiến thu tiền sử dụng gia đoạn 2021 - 2025 trên 81.000 tỷ đồng.


Theo báo Hải Dương, 12 huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh đề xuất thực hiện hơn 800 dự án với tổng diện tích trên 6.000 ha, dự kiến thu tiền sử dụng đất 5 năm (2021 - 2025) trên 81.000 tỷ đồng.

Trong đó, HĐND huyện Bình Giang đề xuất thực hiện 73 dự án để thu tiền sử dụng đất. Ngoài ra, huyện huy động 1.015 tỷ đồng từ nguồn thu tiền sử dụng đất 5 năm (2021 - 2025) của 6 dự án với tổng diện tích hơn 136 ha để thực hiện một dự án giao trọng điểm. Dự kiến thu tiền sử dụng đất mang lại ngân sách khoảng 8.113 tỷ đồng.

Hải Dương đề xuất làm 800 dự án, thu về hơn 81.000 tỷ đồng trong 5 năm tới - Ảnh 1.

Hải Dương đề xuất làm 800 dự án, thu về trên 81.000 tỷ đồng trong 5 năm tới. (Ảnh: haiduonggov).

Huyện Kim Thành sẽ đầu tư hai công trình giao thông trọng điểm với tổng vốn trên 2.642 tỷ đồng. Nguồn vốn dự kiến thu từ đấu giá và đấu thầu 20 dự án khu dân cư, đô thị. Giai đoạn 2021-2025, huyện đã xây dựng kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất với tổng nguồn thu dự kiến hơn 4.752 tỷ đồng.

Tuy nhiên, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương cho biết, cơ quan đã rà soát số liệu các dự án công trình tạo nguồn của các địa phương, nhưng diện tích đất lúa của các dự án đề xuất quá lớn. Diện tích đất ở vượt cao so vớ

Thứ Tư, 12 tháng 1, 2022

Đấu giá đất Thủ Thiêm: Tại sao những người tham gia đã nỗ lực để trả một mức giá cao, cuối cùng họ buộc phải bỏ cọc?

 Nguồn: https://vietnambiz.vn/dau-gia-dat-thu-thiem-tai-sao-nhung-nguoi-tham-gia-da-no-luc-de-tra-mot-muc-gia-cao-cuoi-cung-ho-buoc-phai-bo-coc-20220112102652749.htm

Theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, thông tin Tân Hoàng Minh bỏ cọc lô đất ở Thủ Thiêm sẽ tác động đến tâm lý của những người tổ chức đấu giá và các doanh nghiệp muốn tham gia đấu giá về sau. Chuyên gia đặt vấn đề: Tại sao những người tham gia đã nỗ lực để trả một mức giá cao như vậy mà họ buộc phải bỏ cọc?


Tối muộn ngày 11/1, Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã có thông cáo báo chí về việc xin tự nguyện đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán đấu giá lô đất 24.500 tỷ đồng tại Thủ Thiêm.

"Nhằm đảm bảo sự ổn định của thị trường bất động sản, Công ty Ngôi Sao Việt sẽ có văn bản chính thức gửi UBND TP HCM để báo cáo và gửi Trung tâm Phát triển Quỹ đất, Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản TP HCM đề nghị đơn phương chấm dứt Hợp đồng mua bán đấu giá tài sản của ô đất 3-12 khu chức năng số 3 trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Đồng thời, doanh nghiệp chấp nhận chịu mọi chế tài về việc đơn phương chấm dứt Hợp đồng này theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản công", thông cáo nêu rõ.

Thông tin này ngay lập tức gây xôn xao dư luận và cũng có không ít luồng ý kiến trái chiều xoay quanh vụ việc. Câu hỏi đặt ra là thị trường bất động sản sẽ ra sao và liệu cơn sốt đất điên cuồng sẽ chấm dứt?



Trao đổi với người viết, TS. Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế đánh giá, sẽ không có hệ lụy nào tác động trực tiếp đến thị trường bất động sản khi Tân Hoàng Minh bỏ cọc lô đất ở Thủ Thiêm. Trước đó, khi doanh nghiệp này trúng thầu lô đất với giá 2,45 tỷ đồng/m2, những tác động tới thị trường cũng chỉ do nhiều người tưởng tượng ra và đều không có bằng chứng.

Do đó, việc một doanh nghiệp bỏ cọc là chuyện rất bình thường và đã được tính toán khi chuẩn bị tổ chức đấu giá. Bởi tất cả mọi cuộc đấu giá đều yêu cầu người tham gia đặt cọc để đề phòng trường hợp bỏ cọc.

Tân Hoàng Minh lên tiếng về vụ bỏ cọc: Sẽ có văn bản chính thức gửi UBND TP HCM

 Công ty Ngôi Sao Việt sẽ có văn bản chính thức gửi UBND TP HCM để báo cáo và gửi Trung tâm Phát triển Quỹ đất, Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản TP HCM đề nghị đơn phương chấm dứt Hợp đồng mua bán đấu giá tài sản của ô đất 3-12 khu chức năng số 3 trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm

Nguồn: https://vietnambiz.vn/tan-hoang-minh-len-tieng-ve-vu-bo-coc-se-co-van-ban-chinh-thuc-gui-ubnd-tp-hcm-20220112072820964.htm

Tối muộn ngày 11/1, Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã có thông cáo báo chí về việc xin tự nguyện đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán đấu giá lô đất tại Thủ Thiêm.

Theo đó, ngày 10/12, Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt - thành viên Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh (Tập đoàn Tân Hoàng Minh) đã trúng đấu giá lô đất 3-12 (10.060 m2) với giá 24.500 tỷ đồng (2,45 tỷ đồng/m2), cách đơn vị trả giá thứ 2 là một công ty nước ngoài một bước giá là 700 tỷ đồng (đặt giá 23.800 tỷ đồng).



"Đây là mức giá cao ngoài dự kiến của Tập đoàn Tân Hoàng Minh khi tham gia đấu giá. Tuy nhiên, trong quá trình tham gia đấu giá đã có rất nhiều nhà đầu tư trả giá cao đến mức 20.000 tỷ đồng rồi bỏ cuộc. Từ đó chỉ còn lại một nhà đầu tư nước ngoài và Công ty Ngôi Sao Việt.

Với mong muốn góp sức để TP HCM có thêm động lực khắc phục khó khăn sau đại dịch, công ty đã quyết tâm trả giá cao hơn 3% (700 tỷ đồng) để giành quyền trúng đấu giá ô đất này nhằm tăng thêm nguồn thu cho ngân sách thành phố và xây dựng một công trình điểm nhấn đẹp - văn minh - hiện đại, góp phần cải thiện bộ mặt kiến trúc đô thị của Thủ Thiêm nói riêng và TP HCM nói chung", thông cáo nêu rõ.

Sau khi trúng đấu giá, Ban lãnh đạo Tập đoàn đã điều chỉnh kế hoạch đầu tư, kinh doanh và tài chính của Tập đoàn, cân đối đầy đủ tài chính để đảm bảo dòng tiền theo đúng tiến độ và quy định trong hợp đồng đã ký. Đồng thời đã lên phương án thiết kế - đầu tư - kinh doanh mới phù hợp nhất và có hiệu quả, mặc dù lợi nhuận theo tính toán là khá thấp, không đúng như kỳ vọng ban đầu. Nhưng vẫn đảm bảo thu hồi được vốn đầu tư và giữ gìn uy tín của Tập đoàn.

Tuy nhiên, sau phiên đấu giá, Ban lãnh đạo doanh nghiệp đã lắng nghe và ghi nhận các ý kiến phân tích từ cơ quan quản lý Nhà nước và dư luận, trong đó có ý kiến cho rằng kết quả trúng đấu giá ở mức cao như vậy có thể dẫn đến hệ lụy không tốt.

Có thể bổ sung quy chế đấu giá đất để hạn chế doanh nghiệp có tiền lệ bỏ cọc

Theo Luật sư Trần Minh Hải, Trường hợp người tham gia đã có những tiền lệ bỏ cọc, có thể sau này quy chế đấu giá được bổ sung thêm những quy định mới để lựa chọn doanh nghiệp ngay từ lúc đặt cọc.

Nguồn: https://vietnambiz.vn/voi-nhung-tien-le-bo-coc-tan-hoang-minh-co-bi-cam-tham-gia-dau-gia-trong-tuong-lai-20220112002504498.htm

Thông tin ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh (Tập đoàn Tân Hoàng Minh), đã có tâm thư gửi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các lãnh đạo Đảng, Nhà nước về việc việc tự nguyện xin đơn phương chấm dứt Hợp đồng mua bán đấu giá tài sản lô đất 3-12 khu chức năng số 3 trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm một lần nữa gây xôn xao dư luận.



Trước đó tại phiên đấu giá ngày 10/12/2021, ông Đỗ Anh Dũng, đại diện nhóm Tân Hoàng Minh, đã mạnh tay đưa ra những bước giá lớn gấp nhiều lần so với đối thủ và trúng đấu giá lô đất 3-12 (10.060 m2) với giá 24.500 tỷ đồng, tương đương hơn 2,45 tỷ đồng/m2 - một mức giá mà cả giới đầu tư và giới chuyên gia đều đưa ra nhận định là "điên rồ", "không tưởng".

Tại thời điểm nhóm Tân Hoàng Minh trúng đấu giá đã có nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra: Tân Hoàng Minh đưa ra mức giá không tưởng để làm thương hiệu, đẩy giá chứng khoán; Tân Hoàng Minh đã thâu tóm nhiều đất xung quanh, giờ tạo ra một mặt bằng giá mới để thổi giá những lô đất khác; Tân Hoàng Minh sẽ ôm đất rồi sau vài năm bán lại kiếm lời; Tân Hoàng Minh đưa ra mức giá cao để đánh bại các đối thủ rồi cuối cùng sẽ bỏ cọc;...

Mặt khác, một số ý kiến cho rằng việc đưa ra kết luận vẫn còn quá sớm và hãy chờ đến khi doanh nghiệp nộp hơn 12.000 tỷ đồng.

Cụ thể theo quy chế đấu giá, Tân Hoàng Minh phải hoàn tất nghĩa vụ nộp 50% số tiền trúng đấu giá sau 30 ngày, tức doanh nghiệp phải nộp 12.250 tỷ đồng vào ngày 10/1 và nộp đủ 100% số tiền trúng đấu giá trong 60 ngày tiếp theo, tương đương nộp 24.500 tỷ đồng vào giữa tháng 3/2022.

Nếu Tân Hoàng Minh không nộp hoặc không nộp đủ tiền trúng đấu giá theo thời gian trên sẽ không được nhận lại tiền đặt cọc và số tiền này sẽ nộp vào ngân sách nhà nước.

Như vậy, với việc đơn phương chấm dứt Hợp đồng mua bán đấu giá tài sản lần này, hệ quả trước mắt là Tân Hoàng Minh sẽ mất gần 600 tỷ đồng tiền đặt cọc cho lô đất trước đó - điều mà ông Đỗ Anh Dũng khẳng định "không có chuyện bỏ tới gần 600 tỷ đồng tiền cọc để tự mang tiếng xấu cho mình" cách đây không lâu.

Kịch bản bỏ cọc của Tân Hoàng Minh cũng không quá bất ngờ đối với dư luận bởi trong quá khứ, nước đi này đã từng diễn ra tại khu đất ở trung tâm quận 1. Năm 2016, Tân Hoàng Minh từng lập kỷ lục trúng đấu giá lô đất 3.025 m2 tại số 23 Lê Duẩn với giá 1.430 tỷ đồng, gấp 2,6 lần so với giá khởi điểm. Đây cũng là mức giá cao nhất trong vòng 7 năm tính tại thời điểm đó.

Chủ khu đô thị Sài Gòn Bình An gọi vốn hơn 6.500 tỷ đồng

  SDI Corp - chủ đầu tư dự án Sài Gòn Bình An tại TP Thủ Đức vừa huy động 6.675 tỷ đồng thông qua kênh trái phiếu. Vào tháng 7/2021, dự án này đã đón dòng tiền 11.200 tỷ đồng từ ba doanh nghiệp.

Ông chủ khu đô thị Sài Gòn Bình An gọi vốn hơn 6.500 tỷ đồng - Ảnh 1.

Khu đất thực hiện dự án Sài Gòn Bình An. (Ảnh: danhkhoireal.vn).

Ngày 4/1 vừa qua, CTCP Đầu tư và Phát triển Sài Gòn (SDI Corp) vừa công bố phát hành thành công lô trái phiếu trị giá khoảng 6.575 tỷ đồng với kỳ hạn 3 năm, đáo hạn vào 15/12/2024. Trái chủ, mục đích phát hành và lãi suất lô trái phiếu không được công bố.

Trên thị trường bất động sản SDI Corp được biết đến là chủ đầu tư của Khu đô thị Sài Gòn Bình An (hay còn được gọi là Him Lam Bình An, Him Lam City) tại phường An Phú, TP Thủ Đức, TP HCM (quận 2 cũ).

Dự án này có tổng diện tích là 117 ha, dự án được quy hoạch đồng bộ với nhiều phân khu chức năng khác nhau, bao gồm shophouse, nhà phố, biệt thự song lập, biệt thự đơn lập, căn hộ chung cư, tòa nhà văn phòng, trung tâm thương mại, trường học, siêu thị, bệnh viện.

Liên quan đến dự án này, vào cuối tháng 7/2021, ba doanh nghiệp gồm CTCP Hoàng Phú Vương, CTCP Osaka Garden, CTCP Hoa Phú Thịnh thông báo đã chào bán thành công ba lô trái phiếu với tổng trị giá 11.200 tỷ đồng.

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/chu-khu-do-thi-sai-gon-binh-an-goi-von-hon-6500-ty-dong-20220112122358997.htm

Tân Hoàng Minh lý giải về mức đấu giá kỷ lục và quyết định 'quay xe' ở Thủ Thiêm

 Phía Tân Hoàng Minh cho biết mong muốn góp sức để TP HCM có thêm động lực khắc phục khó khăn sau đại dịch, Công ty Ngôi Sao Việt đã quyết tâm trả giá cao hơn 3% (700 tỷ đồng) để giành quyền trúng đấu giá ô đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm.


Đêm 11/1, Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã phát đi thông cáo báo chí về việc tập đoàn này đơn phương tự nguyện đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán đấu giá lô đất tại Thủ Thiêm (TP Thủ Đức, TP HCM).

Theo tập đoàn này, vào phiên đấu giá ngày 10/12/2021, đã có rất nhiều nhà đầu tư trả giá cao đến 20.000 tỷ đồng rồi bỏ cuộc và chỉ còn lại Công ty TNHH đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt (Công ty Ngôi Sao Việt) - thành viên của Tập đoàn Tân Hoàng Minh và một nhà đầu tư nước ngoài.

Tân Hoàng Minh chính thức lên tiếng lý giải về mức đấu giá kỷ lục và quyết định bỏ cọc lô đất tại Thủ Thiêm - Ảnh 1.

Một dự án của Tân Hoàng Minh. (Ảnh: Vietnamnet).

Với mong muốn góp sức để TP HCM có thêm động lực khắc phục khó khăn sau đại dịch, Công ty Ngôi Sao Việt đã quyết tâm trả giá cao hơn 3% (700 tỉ đồng) để giành quyền trúng đấu giá ô đất này, nhằm tăng thêm nguồn thu cho ngân sách TP HCM và xây dựng một công trình điểm nhấn đẹp.

Kết quả là Công ty Ngôi Sao Việt trúng đấu giá ô đất có diện tích 10.060 m2 tại Thủ Thiêm với giá 24.500 tỷ đồng (2,45 tỷ đồng/m2). Tân Hoàng Minh cho biết đây là mức giá cao ngoài dự kiến của tập đoàn khi tham gia đấu giá.

Thứ Ba, 11 tháng 1, 2022

VCSC: Lãi ròng năm 2022 của Kinh Bắc có thể tăng 530% nhờ KĐT Tràng Cát

  Theo dự báo của Chứng khoán Bản Việt (VCSC), lợi nhuận ròng của Kinh Bắc năm 2022 có thể tăng 530% so với cùng kỳ, trong đó đến 80% là lợi nhuận từ dự án KĐT Tràng Cát.

Theo báo cáo phân tích mới đây của Chứng khoán Bản Việt (VCSC), Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (mã chứng khoán: KBC) gia tăng đầu tư phát triển khu đô thị, nhắm đến sự tăng trưởng công nghiệp hóa và đô thị hóa đang xung quanh các cụm công nghiệp ở thị trường miền Bắc.

Năm 2022, doanh thu của công ty được dự báo ghi nhận 15.000 tỷ đồng, tăng 187% so với cùng kỳ; lợi nhuận ròng sẽ đạt 6.900 tỷ đồng, tăng 530%.

Sự tăng trưởng này chủ yếu đến từ dự án Khu đô thị Tràng Cát tại TP Hải Phòng, đóng góp lần lượt 68% và 80% vào dự báo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Khu đô thị Tràng Cát có tổng diện tích kinh doanh là 250 ha, chiếm 67% giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp. Theo thông tin từ Kinh Bắc, dự án này đã được phê duyệt để bắt đầu xây dựng.

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/vcsc-lai-rong-nam-2022-cua-kinh-bac-co-the-tang-530-nho-kdt-trang-cat-2022011015483962.htm

Giá xăng dầu hôm nay 12/1: Giá dầu tăng trở lại sau phiên giảm

Giá xăng dầu hôm nay 12/1, giá dầu trong phiên giao sáng nay đã tăng trở lại hơn 2% sau phiên giảm hôm qua được hỗ trợ bởi nguồn cung thắt chặt.

Nguồn: https://vietnammoi.vn/gia-xang-dau-hom-nay-12-1-gia-dau-tang-tro-lai-hon-2-20220112085406516.htm




Giá dầu đã tăng lên gần 84 USD/thùng vào thứ Ba, được hỗ trợ bởi nguồn cung thắt chặt và kỳ vọng rằng các ca nhiễm COVID-19 gia tăng và sự lây lan của biến thể Omicron sẽ không làm cho nhu cầu toàn cầu phục hồi.

Giá dầu thô Brent tăng 3,52% lên 83,72 USD/thùng, cao nhất kể từ đầu tháng 11, sau khi mất 1% trong phiên trước đó. Giá dầu thô WTI của Mỹ tăng 3,82% vào cuối ngày ở mức 81,22 USD/thùng, cũng là mức cao nhất kể từ giữa tháng 11. Vào thứ Hai, nó đã giảm 0,8%.

Việc thiếu năng lực ở một số quốc gia có nghĩa là việc bổ sung nguồn cung của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đang chạy dưới mức tăng được phép theo hiệp định với các đồng minh của tổ chức này.

Về phía nhu cầu, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell cho biết hôm thứ Ba rằng ông hy vọng tác động kinh tế của Omicron sẽ tồn tại trong thời gian ngắn, đồng thời nói thêm rằng các quý tiếp theo có thể rất tích cực cho nền kinh tế sau khi Omicron giảm giá.

Các nền kinh tế lớn đã tránh được sự trở lại của tình trạng khóa cửa nghiêm trọng, ngay cả khi sự lây nhiễm COVID-19 đã tăng vọt. Chẳng hạn, tỷ suất lợi nhuận lọc dầu máy bay phản lực của châu Âu đang trở lại mức trước đại dịch khi nguồn cung trong khu vực thắt chặt và hoạt động hàng không toàn cầu phục hồi bất chấp sự lan rộng của biến thể Omicron.

Sản lượng dầu thô của Mỹ dự kiến sẽ tăng 610.000 thùng/ngày lên 12,41 triệu thùng/ngày vào năm 2023, chính phủ cho biết trong dự báo đầu tiên cho năm tới, thấp hơn dự báo tăng 670.000 thùng/ngày của tháng trước.

Nhiều ý kiến ủng hộ tách giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập

 Nhiều đại biểu đã đề nghị Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung thêm các đối tượng dự án được tách riêng việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập để tháo gỡ các vướng mắc hiện tại trong quá trình đầu tư thực hiện dự án.


Tại phiên thảo luận Quốc hộ ngày 10/1 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật (Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự), nhiều đại biểu đã có ý kiến liên quan đến công tác giải phóng mặt tại các dự án đầu tư.

Theo các đại biểu, thực tiễn cho thấy công tác giải phóng mặt bằng là điểm nghẽn lớn nhất trong quá trình triển khai thực hiện dự án. Nếu không có mặt bằng sạch, việc giải phóng mặt bằng chậm thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ giải ngân, tiến độ thực hiện dự án, kế hoạch vốn đầu tư công... Từ đó phát sinh các yếu tố tăng chi phí bồi thường, gây lãng phí nguồn lực, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng dự án.


Trong khi đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Đầu tư công thì dự án giải phóng mặt bằng chỉ được tách riêng khi là dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A. Vì vậy, các đại biểu đề nghị xem xét sửa đổi, bổ sung thêm dự án nhóm B và C được tách riêng việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập ngay trong lần sửa đổi luật này.

Thứ Hai, 10 tháng 1, 2022

Đại biểu Điện Biên: Không vì khó trong huy động vốn mà chuyển cao tốc Bắc Nam từ PPP sang đầu tư công

  Về chủ trương đầu tư dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025, Đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên Tạ Thị Yên cho rằng không vì những khó khăn trong việc huy động vốn cho các dự án cao tốc theo phương thức đối tác công tư (PPP) mà chuyển hết cả 12 dự án thành phần sang đầu tư công.

Phát biểu tại phiên thảo luận, đại biểu Tạ Thị Yên, Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu, Đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên thống nhất cao với Tờ trình của Chính phủ cũng như Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế về Dự án, thực hiện mục tiêu "Đến năm 2025, cơ bản hoàn thành tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông".

Về hình thức đầu tư, theo bà Yên, không vì những khó khăn trong việc huy động vốn cho các dự án cao tốc theo phương thức đối tác công tư (PPP) trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 mà chuyển hết cả 12 dự án thành phần sang đầu tư công.

Vị đại biểu cho rằng phải tìm cách tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đó vì Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư với kỳ vọng tạo đột phá trong thu hút nguồn lực đầu tư từ khu vực tư nhân. Nhu cầu đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông còn rất lớn nên cần tiếp tục thực hiện chủ trương của Đảng, Quốc hội lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư nhân và đẩy mạnh huy động đầu tư tư nhân, nhất là đầu tư kết cấu hạ tầng như cơ quan thẩm tra đã đề xuất. 

Hơn nữa, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết 29/2021/QH15 ngày 28/7/2021 về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, trong đó đã phân bổ vốn cho nhiều dự án giao thông đường bộ đầu tư theo phương thức PPP, trong đó có dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông. Do đó, trong trường hợp dự án được đầu tư theo hình thức đầu tư công, đại biểu đề nghị Chính phủ nghiên cứu, đề xuất các giải pháp hữu hiệu để huy động nguồn vốn khác cho các dự án giao thông đã được Quốc hội phân bổ vốn theo kế hoạch để không làm ảnh hưởng đến cân đối, giải ngân vốn cho các dự án khác trong kế hoạch, nhất là các tuyến giao thông khu vực Tây Bắc.

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/dai-bieu-dien-bien-khong-vi-kho-trong-huy-dong-von-ma-chuyen-cao-toc-bac-nam-tu-ppp-sang-dau-tu-cong-2022010712063884.htm

Chủ Nhật, 9 tháng 1, 2022

Giá xăng dầu hôm nay 10/1: Giá dầu tiếp tục giảm trong phiên giao đầu tuần

Giá xăng dầu hôm nay 10/1, giá dầu trong phiên giao đầu tuần sáng nay tiếp tục đà giảm gần 1% sau phiên giảm cuối tuần do các lo ngại về các ca nhiễm COVID-19 đang tăng cao

Nguồn: https://vietnammoi.vn/gia-xang-dau-hom-nay-10-1-gia-dau-tiep-tuc-giam-trong-phien-giao-dau-tuan-20220110085459538.htm

Giá xăng dầu thế giới hôm nay

Giá xăng dầu hôm nay, ngày 10/1 tính đến đầu giờ sáng, mức giá đang được giao dịch ở ngưỡng:

- Giá dầu thô sàn Nymex (giao tháng 1/2022): 78,6 USD/thùng - giảm 67 cent

- Giá dầu Brent (giao tháng 2/2022): 81,5 USD/thùng - giảm 68 cent

- Giá dầu thô sàn Tokyo (giao tháng 5/2022): 52,220 JPY/thùng - giảm 100 JPY so với phiên ngày hôm qua




Dầu giảm thêm vào hôm thứ Hai khi các trường hợp biến thể Omicron của COVID-19 tăng nhanh chóng ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế, mặc dù thiệt hại đã được hạn chế do nguồn cung bị hạn chế ở Kazakhstan và Libya.

Giá dầu thô Brent giảm 38 cent, tương đương 0,46%, xuống 81,37 USD/thùng, trong khi dầu thô WTI của Mỹ giảm 34 cent, tương đương 0,43% xuống 78,56 USD/thùng.

Tình hình việc làm của Mỹ tăng ít hơn dự kiến trong tháng 12 trong bối cảnh thiếu công nhân và mức tăng việc làm có thể vẫn ở mức trung bình trong thời gian tới do nhiễm COVID-19 theo hình xoắn ốc làm gián đoạn hoạt động kinh tế.

Hơn 304,87 triệu người đã được báo cáo là bị nhiễm vi rút COVID-19 mới trên toàn cầu và 5.834.506 người đã tử vong, theo một thống kê của Reuters.

Các công ty năng lượng của Mỹ đã bắt đầu năm mới bằng cách tiếp tục bổ sung thêm các giàn khoan dầu và khí đốt tự nhiên sau khi tăng số lượng giàn khoan vào năm 2021 sau hai năm suy giảm.

Sản lượng ở Libya đã giảm xuống 729.000 thùng/ngày từ mức cao 1,3 triệu thùng/ngày vào năm ngoái, một phần do công việc bảo trì đường ống.

Sản lượng của OPEC trong tháng 12 đã tăng 70.000 thùng/ngày so với tháng trước, so với mức tăng 253.000 thùng/ngày được cho phép theo thỏa thuận cung cấp OPEC +, điều này đã khôi phục sản lượng bị sụt giảm vào năm 2020 khi nhu cầu sụp đổ theo lệnh khóa COVID-19.

Thứ Sáu, 7 tháng 1, 2022

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở quận Đống Đa, Hà Nội (phần 4)

 Nhiều khu đất sắp thu hồi để mở đường ở quận Đống Đa, Hà Nội đáng chú ý.


Theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020, nhiều khu đất đã được đưa vào kế hoạch sử dụng để triển khai các tuyến đường giao thông trên địa bàn phường quận Đống Đa. Trong đó đáng chú ý có khu đất thu hồi làm nút giao Chùa Bộc - Tây Sơn với diện tích khoảng 1.029,831 m2.

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở quận Đống Đa, Hà Nội (phần 4) - Ảnh 1.

Sơ đồ khu đất sắp thu hồi mở đường ở quận Đống Đa. (Nguồn ảnh: Bản đồ sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020).

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở quận Đống Đa, Hà Nội (phần 4) - Ảnh 2.

Khu đất nhìn trên ảnh vệ tinh. (Nguồn ảnh: Bản đồ sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020).

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở quận Đống Đa, Hà Nội (phần 4) - Ảnh 3.

Khu đất sắp thu hồi chủ yếu ở nút giao Chùa Bộc - Tây Sơn, với nhiều nhà dân.

Khánh Hòa khởi tố hình sự vụ án tại dự án của Tập đoàn Mường Thanh vì không qua đấu thầu, đấu giá

 Lực lượng chức năng xác định UBND tỉnh Khánh Hòa đã cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án Oceanus cho CTCP đầu tư Viễn Triều Nha Trang không thông qua đấu thầu, đấu giá quyền sử dụng đất.


Ngày 6/1, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự Vi phạm các quy định về quản lý đất đai quy định tại khoản 3 Điều 229 Bộ luật Hình sự, xảy ra tại Dự án khách sạn và căn hộ cao cấp Oceanus.

Dự án tại khu Bãi Dương, phường Vĩnh Phước, TP Nha Trang do CTCP đầu tư Viễn Triều Nha Trang (sau này sáp nhập vào CTCP Tập đoàn Mường Thanh) là chủ đầu tư. 

Công an tỉnh Khánh Hòa xác định, UBND tỉnh Khánh Hòa cấp phép đầu tư dự án Khu phức hợp Thiên Triều, sau đó được đổi tên là dự án Khách sạn và căn hộ cao cấp Oceanus cho CTCP đầu tư Thiên Triều không thông qua đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư là vi phạm quy định tại Điều 54 Luật Đầu tư năm 2005.

Đồng thời, việc UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành quyết định thu hồi 22.340 m2 đất tại khu Bãi Dương do Công ty Thiên Triều sử dụng và cho Công ty Viễn Triều Nha Trang thuê để thực hiện dự án không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất là vi phạm Điều 118 và Điều 169 Luật Đất đai năm 2013.

Trong thông báo của Công an Khánh Hòa cũng nêu rõ chịu trách nhiệm về các sai phạm nêu trên là một số lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa và lãnh đạo các sở, ngành trực tiếp tham mưu cho lãnh đạo UBND tỉnh ban hành các quyết định nêu trên.

Khánh Hòa khởi tố vụ án tại dự án của Tập đoàn Mường Thanh vì không qua đấu thầu, đấu giá - Ảnh 1.

Dự án khách san, căn hộ cao cấp Oceanus. (Ảnh: An Bình/Zing News).

Thứ Năm, 6 tháng 1, 2022

6 chung cư bàn giao năm 2022 ở Hà Nội, chỉ một dự án dưới 30 triệu đồng/m2

  Theo thống kê của Batdongsan.com.vn, đa phần các dự án chung cư bàn giao năm 2022 tại Hà Nội đều có giá bán khá cao, hướng đến nhóm khách hàng trung và cao cấp.

Theo danh sách các dự án chung cư bàn giao năm 2022 tại Hà Nội mới nhất do Batdongsan.com.vn tổng hợp, có khoảng 6 dự án mới sẽ bàn giao trong năm 2022. 

Đa phần các dự án đều có giá bán khá cao, tập trung ở các quận trung tâm, hướng đến nhóm khách hàng trung và cao cấp. Trong số này, có tới ba dự án nằm trên địa bàn quận Cầu Giấy.

6 chung cư bàn giao năm 2022 ở Hà Nội, chỉ một dự án dưới 30 triệu đồng/m2 - Ảnh 1.

Dự án The Park Home. (Ảnh: Hạ Vũ).

The Park Home đang bàn giao

The Park Home là dự án căn hộ cao cấp nằm ngay ngã tư Thành Thái – Duy Tân – Trần Thái Tông (quận Cầu Giấy). Dự án chỉ có duy nhất một tòa nhà cao 29 tầng nổi và ba tầng hầm, cung ứng ra thị trường 398 căn hộ cao cấp có diện tích từ 80 - 154 m2, bố trí 2 - 4 phòng ngủ.

Các tiện ích nội khu không quá nổi bật nhưng vẫn đảm bảo nhu cầu như sân chơi ngoài trời, đường dạo bộ, hầm đỗ xe thông minh, khu vui chơi, café, nhà hàng

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/6-chung-cu-ban-giao-nam-2022-o-ha-noi-chi-mot-du-an-duoi-30-trieu-dong-m2-20220106120935669.htm

Thứ Ba, 4 tháng 1, 2022

Giá xăng dầu hôm nay 5/1: Giá dầu tăng sau khi OPEC + đồng ý tăng sản lượng

Giá xăng dầu hôm nay, ngày 5/1 tính đến đầu giờ sáng, mức giá đang được giao dịch ở ngưỡng:

- Giá dầu thô sàn Nymex (giao tháng 1/2022): 77,1 USD/thùng - tăng 68 cent

- Giá dầu Brent (giao tháng 2/2022): 88,1 USD/thùng - tăng 67 cent

- Giá dầu thô sàn Tokyo (giao tháng 5/2022): 52,100 JPY/thùng - tăng 150 JPY so với phiên ngày hôm qua

Nguồn: https://vietnammoi.vn/gia-xang-dau-hom-nay-5-1-gia-dau-tang-sau-khi-opec-dong-y-tang-san-luong-20220105085309336.htm



Giá dầu Brent kỳ hạn chuẩn quốc tế giao dịch ở mức 79,87 USD/thùng trong giao dịch buổi chiều tại London, tăng khoảng 1,1%, trong khi giá dầu thô WTI của Mỹ ở mức 76,89 USD/thùng, cao hơn khoảng 1%.

Hôm thứ Ba, một nhóm có ảnh hưởng gồm một số nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới đã đồng ý giữ nguyên kế hoạch tăng sản lượng dầu từ tháng 2 khi các nhà đầu tư năng lượng cân nhắc tác động tiềm tàng của biến thể Omicron đang tăng vọt.


OPEC và các đồng minh ngoài OPEC, được gọi chung là OPEC +, đã quyết định nâng mục tiêu sản lượng thêm 400.000 thùng/ngày kể từ tháng tới. Động thái này được kỳ vọng rộng rãi trước áp lực của Mỹ để tăng nguồn cung và không có các hạn chế lớn mới của COVID-19.

Dưới sự dẫn dắt của nhà lãnh đạo OPEC là Arab Saudi và Nga không thuộc OPEC, liên minh năng lượng đang trong quá trình giải quyết việc cắt giảm nguồn cung kỷ lục, khoảng 10 triệu thùng mỗi ngày.

Việc cắt giảm sản lượng lịch sử được đưa ra vào tháng 4 năm 2020 để giúp thị trường năng lượng sau khi đại dịch COVID-19 làm gia tăng nhu cầu đối với dầu thô.

Trình Quốc hội xem xét đầu tư thêm 729 km tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông, vốn gần 147.000 tỷ đồng

 Sáng nay 4/1, Quốc hội khoá XV đã khai mạc kỳ họp bất thường nhằm đưa ra những quyết sách kịp thời về tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; giải quyết những vướng mắc pháp lý cho đầu tư phát triển…

Tại phiên họp này, Chính phủ đã có Tờ trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về Chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025

Trình Quốc hội xem xét đầu tư thêm 729 km tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông, vốn gần 147.000 tỷ đồng - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể trình bày Tờ trình của Chính phủ. (Ảnh: Quốc hội).

Người đứng đầu Bộ Giao thông vận tải cho biết, tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông theo quy hoạch dài 2.063 km, đã đưa vào khai thác 478 km, đang đầu tư 829 km, còn lại 756 km chưa đầu tư. Nghị quyết của Quốc hội đã đề ra mục tiêu "đến năm 2025, cơ bản hoàn thành tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông".

Xem thêm: https://vietnammoi.vn/trinh-quoc-hoi-xem-xet-dau-tu-them-729-km-tuyen-cao-toc-bac-nam-phia-dong-von-gan-147000-ty-dong-20220104115313669.htm

An Gia sắp M&A dự án bất động sản 3 ha ở ngoại thành TP HCM

 Ngày 30/12/2021, HĐQT của CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia (mã chứng khoán: AGG) đã thông qua chủ trương nhận chuyển nhượng dự án bất động sản có quy mô khoảng 3 ha tại huyện Bình Chánh, TP HCM.

Ông Nguyễn Bá Sáng - Chủ tịch HĐQT của An Gia được ủy quyền quyết định cấu trúc nhận chuyển nhượng; thời điểm, tiến độ nhận chuyển nhượng; quyết định giá trị nhận chuyển nhượng và phương thức thanh toán; đàm phán, ký kết biên bản ghi nhớ, thỏa thuận chuyển nhượng và các hồ sơ, tài liệu liên quan theo quy định...

An Gia sắp M&A dự án bất động sản 3 ha ở ngoại thành TP HCM - Ảnh 1.

Dự án Westgate ở huyện Bình Chánh của An Gia. (Ảnh: AGG).

Trước đó, trong năm 2020, An Gia đã tích lũy được một quỹ đất sạch ở Bình Chánh. Tại Bình Dương, doanh nghiệp cũng tích lũy được quỹ đất 3 ha để làm dự án BD3 với khoảng 3.000 sản phẩm và hoàn tất đàm phán xong quỹ đất sạch 40 ha để xây nhà phố thấp tầng.

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2021, An Gia cho biết đang trong quá trình hoàn tất đàm phán mua thêm 30 - 50 ha đất thấp tầng. Theo kế hoạch, doanh nghiệp vẫn tập trung tại thị trường TP HCM (quận 7, quận 9, Bình Tân, Bình Chánh, Nhà Bè).

Xem thêm: https://vietnammoi.vn/an-gia-sap-ma-du-an-bat-dong-san-3-ha-o-ngoai-thanh-tp-hcm-20220104101738212.htm

Giờ làm việc ngân hàng An Bình (ABBANK) cập nhật năm 2022

Giờ làm việc ngân hàng An Bình (ABBANK) năm 2022

Hiện tại, ngân hàng An Bình có lịch làm việc kéo dài từ thứ Hai đến thứ Sáu và sáng thứ Bảy hàng tuần tại hầu hết các chi nhánh, phòng giao dịch trên cả nước. Giờ mở cửa giao dịch cụ thể như sau:

Sáng: 8h00 - 12h00

Chiều: 13h00 - 17h00

Đối với các giao dịch tiền mặt, ngân hàng sẽ kết thúc thời gian giao dịch vào khoảng 16h00 - 16h30. Do đó, khách hàng cần chủ động nắm bắt giờ làm việc ngân hàng để các giao dịch được diễn ra thuận lợi và tiết kiệm thời gian. Đồng thời, trước khi đến giao dịch, khách hàng cần chuẩn bị đầy các giấy tờ chứng minh nhân thân cũng như một số giấy tờ khác tùy theo yêu cầu riêng của từng loại dịch vụ tài chính.

Giờ làm việc ngân hàng An Bình (ABBANK) cập nhật năm 2022 - Ảnh 1.

Ngân hàng TMCP An Bình (Nguồn: ABBANK)

Ngân hàng An Bình (ABBANK) có làm việc thứ Bảy không?

Đối với ngày thứ Bảy, ABBank chỉ làm việc buổi sáng trong khung giờ 8h00 - 12h00. Tuy nhiên, trước tình hình diễn biến dịch phức tạp của đại dịch COVID-19, ABBANK hiện đã tạm dừng triển khai lịch làm việc tại các chi nhánh ở TP HCM vào sáng thứ Bảy cho đến khi có thông báo mới.

Để giải đáp thắc mắc về giờ làm việc, chi nhánh, dịch vụ tài chính, khiếu nại…, khách hàng có thể liên hệ call center 028.38365.365 hoặc hotline (24/7) 1800 1159 để được hỗ trợ.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/gio-lam-viec-ngan-hang-an-binh-abbank-cap-nhat-nam-2022-20220104150227629.htm

Thứ Hai, 3 tháng 1, 2022

Giờ làm việc ngân hàng Phương Đông (OCB) trên toàn hệ thống năm 2022

Giờ làm việc ngân hàng Phương Đông (OCB) mới nhất năm 2022

Thời gian làm việc của hệ thống OCB được thống nhất từ thứ Hai đến sáng thứ Bảy trên toàn hệ thống. Giờ mở cửa giao dịch từ thứ Hai đến thứ Sáu cụ thể như sau:

Buổi sáng: 8h00 - 12h00

Buổi chiều: 13h00 - 17h00

Giờ làm việc ngân hàng Phương Đông trên toàn hệ thống năm 2022 - Ảnh 1.

Ngân hàng TMCP Phương Đông (Nguồn: OCB)

Ngoài ra, ngân hàng OCB còn mở cửa giao dịch xuyên giờ nghỉ trưa từ 12h00 đến 13h00 tại một số chi nhánh và phòng giao dịch nhằm phục vụ tối đa nhu cầu giao dịch tài chính của khách hàng.

Đặc biệt, Trung tâm kinh doanh tại Hội sở chính số 41 & 45 Lê Duẩn làm việc ngoài giờ đến 19h00 các ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần.

Tất cả các chi nhánh và phòng giao dịch thuộc hệ thống ngân hàng OCB trên toàn quốc đều có làm việc vào buổi sáng thứ Bảy, với giờ làm việc ngân hàng bắt đầu từ 8h00 và kết thúc vào lúc 12h00, nghỉ buổi chiều.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/gio-lam-viec-ngan-hang-phuong-dong-tren-toan-he-thong-nam-2022-20220103224715595.htm