Thứ Tư, 21 tháng 2, 2018
Giá heo hơi hôm nay 22/2 giá heo hơi chững lại trên toàn quốc
Thứ Ba, 30 tháng 1, 2018
Tại sao Việt Nam ít có công ty gia đình lâu đời?
Bài trước tôi có trả lời với mọi người về câu hỏi "GIÁ TRỊ CỐT LÕI CỦA MỘT CÔNG TY GIA ĐÌNH LÀ GÌ?". Hôm nay, tôi sẽ trả lời một câu hỏi khác mà tôi hay nhận được trong các buổi trò chuyện là "TẠI SAO VIỆT NAM ÍT CÓ CÔNG TY GIA ĐÌNH LÂU ĐỜI?"
Theo tôi, thứ nhất là văn hóa kinh doanh ở Việt Nam thường có xu hướng phát triển những công ty vừa và nhỏ của cá nhân. Kiến thức quản trị trong thời gian dài không có. Hầu hết những công ty kinh doanh vừa và nhỏ xuất phát từ dân làm chuyên môn hoặc kỹ thuật. Họ biết nghề, kinh doanh kiếm lời từng ngày rồi lớn dần, lớn dần. Tư duy và kiến thức quản trị của họ rất ít. Một thời gian dài người ta không hiểu hết khái niệm của tính tư hữu. Thậm chí khái niệm về quản trị còn xa lạ nữa. Cho nên những người xuất thân từ kỹ thuật rất xa rời hoặc thậm chí là dị ứng với quản trị. Tại sao tôi dám nói điều đó? Vì tôi là dân đi lên từ kỹ thuật nên tôi rất hiểu điều đó. Các trường học chỉ dạy làm kỹ thuật chứ có dạy làm lãnh đạo đâu?
Thứ hai, là xã hội nhiều rủi ro, đất nước ta phải trải qua chiến tranh, hòa bình lập lại điều kiện kinh tế còn khó khăn nên người ta không muốn đầu tư lâu dài mà phải ăn xổi ở thì. Hầu hết dân kinh doanh đều nghĩ đầu tư làm sao để chỉ một hai năm là thu hồi được vốn. Chứ ít ai tính tới 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn. Một số người thành công rồi thì bắt đầu lúng túng vì họ quản lý theo kiểu kinh nghiệm. 10, 20 người thì quản lý tốt, 100, 200 người còn gắng được chứ 1000, 2000 người trở lên thì làm sao quản lý bằng kinh nghiệm được? Thế nên dần dần các công ty gia đình thui chột hoặc phát triển đến một mức độ nào đó, không quản trị được thì họ tìm cách bán đi, gom tiền dưỡng già, cho con cháu một ít tài sản hoặc đầu tư làm cái khác. Còn nếu cố gắng duy trì thì sẽ bị kinh nghiệm trói chặt không thích nghi với sự thay đổi của xã hội và thị trường nên dần dần yếu đi rồi đóng cửa.
Để một công ty gia đình tồn tại lâu dài và bền vững, theo tôi phải coi công ty như một quốc gia. Ông CEO phải như ông Tổng thống, ông Thủ tướng; Hội đồng quản trị như Quốc hội. Rồi Bộ này Bộ kia phải có những chức năng, khả năng để quản lý ở các cấp độ khác nhau. Kiến thức quản trị phải luôn chặt chẽ; biết đào tạo con người và yêu thương họ như tài sản của mình. Tập đoàn Tân Hiệp Phát đâu chỉ có gia đình tôi mà còn cả 5000 gia đình đằng sau. Tất cả đều cùng chung một chí hướng, một giá trị cốt lõi thì mới tồn tại đến ngày nay và phát triển cho mai sau.
Cuối cùng, anh phải có khát vọng làm giàu và biết cách để làm giàu. Anh chưa biết làm giàu cho anh thì làm sao biết làm giàu cho xã hội, cho đất nước? Thân anh chưa lo xong thì làm sao anh lo được cho gia đình, cho hàng ngàn nhân viên của mình? Muốn thế thì ngay bản thân anh cũng không bao giờ được ngừng làm việc, ngừng học hỏi. Tôi giờ này ngoài 60 rồi mà không ngày nào tôi không làm việc 12-15 tiếng. Tôi không lấy làm tự hào vì bản thân tôi hay THP là số ít doanh nghiệp gia đình lớn ở Việt Nam, tôi sẽ tự hào vì Việt Nam đang và sẽ có nhiều doanh nghiệp gia đình cập nhật thay đổi theo xu hướng mới để vươn lên lớn mạnh. Suy cho cùng, càng nhiều doanh nghiệp gia đình phát triển mạnh thì bản sắc và khí phách Việt Nam càng vững vàng hơn. Vì thế tôi không bao giờ ngại những buổi đi chia kinh nghiệm khởi nghiệp hay là chuyện kinh doanh với các start up và doanh nghiệp gia đình dù lớn hay nhỏ.
Những di sản văn hóa thế giớ có thể bị mai một
Thứ Năm, 25 tháng 1, 2018
Ái nữ nhà Tân Hiệp Phát và câu chuyện 10 năm chắt chiu viết sách tặng cha
CHỦ ĐỀ: Doanh nhân Trần Ngọc Bích - Giám đốc Tân Hiệp Phát
Đúng là có những khi, cố ý hay vô tình, những mệt mỏi, áp lực từ cuộc sống đã khiến ta bỏ quên chính ngôi nhà mỗi ngày vẫn có người đợi cửa, chờ mình về ăn bữa cơm. Sự vô tâm khiến ta quên mất nơi đó luôn có bố mẹ che chở và bao dung, hi sinh và nhẫn nại.
Cứ mải mê lao đầu theo vòng xoay cơm áo gạo tiền, mải mê để cho cuộc sống cuốn mình đi mà quên rằng chính gia đình, chính bố mẹ mới là những người đầu tiên cần mình chăm sóc, cần mình yêu thương và bảo vệ.
Bao lâu rồi bạn không nói xin lỗi và cảm ơn? Sinh nhật bố, mẹ mình bạn có nhớ? Món quà gần đây nhất mà bạn tặng bố? Lần gần nhất bạn ngồi quây quần với bố mẹ ăn bữa cơm nhà? Hay câu "con yêu bố", "con yêu mẹ" đã bao giờ bạn nói? Bạn có biết sắp tới đây sẽ là Ngày của cha? Rồi Ngày gia đình Việt Nam cận kề, bạn cũng có để ý? Bạn sẽ làm gì cho gia đình mình trong những ngày lễ đó?
Vẫn biết cuộc sống, công việc, học hành biết bao bận rộn, lo toan. Nhưng gia đình mãi là cái nôi, là điều tốt đẹp và quý giá nhất chúng ta có trong đời dù sang hay hèn, giàu hay nghèo, dù đang đứng trên đỉnh cao hay trắng tay, thất bại.
Có rất nhiều cách để bày tỏ, nhưng sao càng sống cuộc sống văn minh và hiện đại, chúng ta lại càng giấu đi tình cảm của mình với những điều ruột thịt và thiêng liêng nhất như tình thân?
Vẫn biết là bố mẹ chẳng màng đến việc nhận lại bất cứ điều gì khi luôn hi sinh. Chỉ cần con hạnh phúc và bình yên, mẹ cha sẵn sàng làm tất cả. Nhưng có hiểu lòng cha mẹ bạn mới biết, ai mà chẳng cảm thấy được yêu thương, an ủi và tự hào khi có con cái sẻ chia, quan tâm.
Có một cô con gái đã chọn cách viết một cuốn sách trong suốt 10 năm để tặng cha. Tình thân mãi là một điều thiêng liêng, không so đo, không đong đếm.
Và vì là tình thân, nên trên đời này không gì có thể diễn tả xúc động hơn, chân thật hơn tình cảm tuyệt đẹp đó như cách một cô con gái viết về cha, về mẹ, về cả gia tộc mình mà không ngại dèm pha, không hề giấu diếm.
Ghi chép, chắt chiu cả thập kỷ, lựa chọn đúng dịp Ngày của cha và Ngày gia đình Việt Nam để ra mắt, món quà đầy yêu thương và sự trân trọng này lại càng thêm ý nghĩa. Đó chính là cuốn "Chuyện của Dr.Thanh" của Trần Uyên Phương viết cho cha mình là doanh nhân Trần Quí Thanh.
Viết sách vì tình thân, chứ không biện minh cho những ồn ào
Suốt gần 10 năm ròng rã thu thập tư liệu bằng cách trò chuyện với cha, với những người thân thiết xung quanh ông để nghe được những câu chuyện từ thời mình chưa sinh ra hay từ bé chưa biết gì; rồi có những lúc phải lục tung quá khứ để viết lại những biến cố của gia đình từ sóng gió, đổ vỡ, nguy cơ thất bại, những vụ kiện "long trời lở đất" để có được những ngày tạm gọi là "bình an" như ngày hôm nay... Trần Uyên Phương đã viết cuốn sách này bằng tất cả tình yêu và lòng kính trọng, sự nể phục như thế.
"Trên đời ai cũng có cha mẹ, và tôi muốn viết quyển sách này khi còn có thể làm được điều đó" - lời chia sẻ này từ Trần Uyên Phương thực sự khiến tất cả những người nghe xúc động. Cách đây 3 năm, khi mẹ bị bệnh nan y tưởng không qua được, Phương lại càng tự thôi thúc mình hoàn thành cuốn sách để tặng ba mẹ khi còn có thể.
Câu chuyện đằng sau một trong những doanh nghiệp giữ quyền lực hàng đầu của lĩnh vực kinh doanh nước giải khát trên thị trường Việt Nam và châu Á; rồi chân dung được lột tả chân xác và trần trụi của doanh nhân Trần Quí Thanh từ góc nhìn chính cô con gái ruột... những điều này đã quá đủ để người đọc tò mò và muốn tìm hiểu về "Chuyện nhà Dr.Thanh".
Sẽ có người cho rằng con gái trưởng của người sáng lập tập đoàn Tân Hiệp Phát viết cuốn sách này để biện minh cho những ồn ào, sóng gió một thời khi những từ khoá "Tân Hiệp Phát", "Dr Thanh", kỳ án "con ruồi" tạo nên những "cơn sóng" thông tin bão tố quá nóng bỏng với dư luận. Nhưng không, không một lời biện hộ nào cả.
Cuốn sách là những dòng cảm xúc, những suy nghĩ, ghi chép được gom góp bằng mọi sự kính nể, trân trọng và yêu thương của Trần Uyên Phương khi viết về gia đình mình.
Doanh nhân Trần Quí Thanh cũng chia sẻ: "Con gái của mình mà, nó viết cái gì làm cái gì mà mình không vui? Dù chỉ 1 lá thư mình còn cảm động huống hồ là 1 cuốn sách. Ngày nhỏ mình nghiêm khắc với nó vậy đâu nghĩ lớn lên nó tình cảm đến vậy? Cũng có nghĩ dư luận có thể sẽ lên tiếng con khen cha giống cả nhà khen nhau, nhưng thôi, tình cảm chân thực sẽ chiến thắng mọi điều tiếng. Bây giờ vợ chồng tôi đang rất hãnh hiện đón nhận tình cảm của con mình, còn hơn lúc mình nằm xuống rồi nó mới viết có đốt xuống chắc gì mình đọc được, chắc gì mình hạnh phúc được như giờ".
Như lời tự sự, trong suốt quãng thời gian nửa đầu tuổi trẻ, Trần Uyên Phương luôn băn khoăn về tình cảm của những người trong gia đình, những giá trị nền tảng của chính ra đình mình. Có những điều hiển hiện trước mặt, nhưng hình như bản chất lại không phải như vậy.
Ông Trần Quí Thanh, nhân vật nguyên mẫu trung tâm của cuốn tư truyện là một người cha, nghiêm khắc, đôi khi đến mức nghiệt ngã khiến có lúc chính cô con gái của mình cảm thấy bị tổn thương.
Trong cuốn sách viết tặng cha mình nhân Ngày của cha, Trần Uyên Phương thổ lộ: "Trong quá khứ nhiều lúc tôi sợ ba, nhưng cũng ghét ba vì tôi chỉ quan tâm đến tính huyết thống và đinh ninh thế mới gọi là gia đình.
Tôi thấy ba dành quá ít thời gian và tình thương cho chính gia đình thân yêu của mình". Thế nhưng "Sống với ba, điều làm tôi luôn cảm thấy mình nhỏ bé, không phải vì ba là cha nên luôn lớn hơn, cũng không phải vì ba là doanh nhân thành đạt, người thầy tận tâm chỉ dạy cho tôi, mà vì chưa bao giờ tôi nghe ba kể lể hay trách cứ bất cứ ai đã đi qua trong cuộc đời ông.
Gần 3.000 sinh viên Bách khoa cổ vũ U23 Việt Nam cuồng nhiệt nhất
>>> Nguồn: http://vietnammoi.vn/gan-3000-sinh-vien-bach-khoa-cuong-nhiet-tap-trung-co-vu-u23-viet-nam-75213.html
Theo lãnh đạo Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, ngay trong ngày hom nay (23/1) đã tiến hành phát vé cho các em sinh viên của trường để đi xem chiếu trực tiếp trận đấu bán kết giữa U23 Việt Nam và U23 Qatar. Nhà trường đã chuẩn bị một màn hình máy chiếu rộng tới 600 inch để phục vụ các cổ động viên bóng đá.
Hơn 2.000 tấm vé vào cửa đã "hết veo" chỉ sau ít giờ đã khiến cho nhà thi đấu ĐH Bách khoa Hà Nội không còn một chỗ trống, màu áo chủ đạo của các CĐV là màu đỏ. Trận bán kết giữa tuyển U23 Việt Nam và U23 Qatar đã kết thúc 90 phút thi đấu chính thức với tỉ số hòa 2 - 2.
Chia sẻ cảm giác lúc này, bạn Hồ Đức Bảo - Sinh viên khoa Cơ điện tử, ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết: "Em cảm thấy rất vui sướng và tự hào trước nỗ lực của đội tuyển U23 Việt Nam. Mặc dù bị dẫn trước nhưng các cầu thủ vẫn không hề nao núng và không ngừng tấn công để tìm kiếm bàn thắng cho đội nhà. Bằng chứng là hai bàn gỡ hòa vô cùng đáng nhớ".
Hồ Đức Bảo - Sinh viên khoa Cơ điện tử, ĐH Bách khoa Hà Nội.
Dịch vụ bán quốc kỳ trước giờ bóng lăn tại ĐH Bách khoa Hà Nội chiều 23/1.
Sinh viên xếp hàng dài chờ vào nhà thi đấu Bách khoa để cổ vũ cho U23 Việt Nam đá bán kết.
Lực lượng sinh viên tình nguyện luôn có vai trò tích cực trong mỗi hoạt động tập thể.
Từng ánh mắt luôn dõi theo từng diễn biến trên sân của trận đấu bán kết lịch sử.
Trận đấu giữa hai đội tuyển U23 Việt Nam - U23 Qatar đang tiếp diễn với hiệp phụ. Các chân sút của tuyển Việt Nam vẫn đang thể hiện bản lĩnh của mình bằng tinh thần thi đấu dâng lên rất cao để tìm kiếm một kết quả có lợi.
Thứ Ba, 23 tháng 1, 2018
Lực lượng chức năng Hà Nội đảm bảo trật tự để người dân ăn mừng chiến thắng U23 Việt Nam
Người dân đổ về Hồ Gươm ăn mừng chiến thắng của đội tuyển U23 Việt Nam. Ảnh: Di Linh
>>>>>Nguồn thông tin: http://vietnammoi.vn/u23-viet-nam-chien-thang-csgt-ha-noi-ung-truc-xuyen-dem-75276.html
Chiều 23/1, đội tuyển U23 Việt Nam đã giành chiến thắng trên chấm luân lưu 11m trước U23 Qatar. Và lần thứ 2 liên tiếp, U23 VN xuất sắc viết nên câu chuyện thần kỳ.
Theo ghi nhận của chúng tôi, ngay khi đội tuyển U23 Việt Nam chiến thắng, nhiều người dân Thủ đô Hà Nội đã đổ ra đường, mang theo cờ Tổ quốc ăn mừng.
Trên hầu hết các tuyến phố, người dân liên tục hô vang khẩu hiệu "Việt Nam chiến thắng". Đặc biệt, hàng vạn người dân mang theo cờ Tổ quốc đổ về Hồ Gươm khiến khu vực này giao thông khó khăn.
Ghi nhận cũng cho thấy, ngay từ chiều, lực lượng CSGT và CSCĐ của Hà Nội đã ứng trực tại hầu khắp các con đường của Thủ đô nhằm đảm bảo trật tự, ATGT cho người dân ăn mừng chiến thắng.
Người dân trèo lên nóc xe cứu hộ ăn mừng chiến thắng. Ảnh: Di Linh
Trao đổi với chúng tôi, Thiếu tá Nguyễn Mạnh Hùng, Phó trưởng Phòng CSGT đường sắt – đường bộ (Công an TP Hà Nội) cho biết sau khi đội tuyển U23 Việt Nam chiến thắng, người dân đã đổ ra đường ăn mừng đặc biệt là các tuyến đường hướng về Hồ Gươm.
"Lực lượng CSGT hiện đã phối hợp với lực lượng công an trên toàn TP phân luồng, tạo điều kiện cho người dân ăn mừng chiến thắng của đội tuyển U23 Việt Nam.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng ngăn chặn các hành vi quá khích như đua xe, lạng lách đánh võng và các hành vi gây rồi trật tự công cộng", ông Hùng nói.
Phòng CSGT cũng khuyến cáo người dân cổ vũ, ăn mừng "có văn hóa, an toàn", không đứng trên ô tô, xe máy đang di duyển.
"Lực lượng CSGT đã tung 100% quân số để đảm bảo trật tự, ATGT trên địa bàn thành phố và đặc biệt là khu vực Hồ Gươm khi người dân đổ dồn về đây. Dự kiến, CSGT sẽ ứng trực cả đêm", Thiếu tá Hùng cho biết.
Được biết, từ tối nay, lực lượng CSCĐ thuộc Trung đoàn CSCĐ Công an TP Hà Nội cũng được tăng cường để đảm bảo an ninh, trật tự trên đường phố.
Di Linh
Theo Đời sống & Pháp lý
U23 Việt Nam chiến thắng, 'nam thần' CĐV bị truy lùng trong đêm.
Và mới đây hội chị em lại sôi sục vì anh chàng cổ động viên trên khán đài. Chỉ một bức ảnh chụp qua màn hình tivi không sắc nét lắm mà cũng khiến chị em đứng ngồi không yên và quyết "truy lùng" bằng được danh tính.
Chàng cổ động viên với góc nghiêng "thần thánh" khiến hội chị em "phát sốt".
Thêm một hình ảnh khác của chàng trai này được cư dân mạng nhanh tay chụp được.
"Đến khán giả cũng đẹp trai", "một trận đấu bóng xuất sắc cần phải xem đi xem lại nhiều lần" hay "có nhiều trai đẹp thế này sẽ chăm chỉ xem bóng đá hơn, xin hứa" là những bình luận đáng chú ý của cư dân mạng.
Chàng trai này là cổ động viên nhiệt thành của đội tuyển U23 Việt Nam.
Được biết anh chàng được mệnh danh là "nam thần" trên khán đài này tên Đỗ Doãn Đông Đông, hiện đang học tập tại Trung Quốc. Ngay sau khi trận bán kết giữa U23 Việt Nam và U23 Qatar kết thúc, lượng theo dõi của chàng trai cổ động viên này cũng tăng lên nhanh chóng.
Đúng là với bóng đá, chuyện gì cũng có thể xảy ra.