Thứ Năm, 17 tháng 2, 2022

Chiến lược mở rộng quỹ đất của doanh nghiệp bất động sản trong năm 2022

Ngành bất động sản trong năm 2022 được đặt trong một kịch bản khá lạc quan. Trong đó, hoạt động du lịch được mở cửa trở lại kỳ vọng sẽ động lực mạnh mẽ cho thị trường nói chung và các doanh nghiệp địa ốc nói riêng.

Nguồn: https://vietnambiz.vn/chien-luoc-mo-rong-quy-dat-cua-doanh-nghiep-bat-dong-san-trong-nam-2022-2022021712213695.htm

Năm 2021 đầy khó khăn đối với thị trường bất động sản nói chung và các chủ đầu tư dự án đã qua. Năm 2022 mở ra triển vọng tươi sáng hơn cho thị trường nhờ nhiều xung lực như du lịch được mở cửa trở lại khi dịch bệnh dần được kiểm soát, gói phục hồi kinh tế được Chính phủ thông qua, đầu tư công được đẩy mạnh, nhiều thay đổi trong hành lang pháp lý,...



Trước nhiều động lực tăng trưởng, doanh nghiệp địa ốc cũng hướng đến những kế hoạch lạc quan để tăng tốc trong năm nay, trong đó có việc đấy nhanh tiến độ các dự án và mở rộng quỹ đất.

Đơn cử, Tập đoàn FLC (Mã: FLC) đặt mục tiêu xúc tiến pháp lý để chính thức triển khai gần 25 dự án mới tại nhiều tỉnh thành như Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Thanh Hoá, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Gia Lai, các tỉnh Tây Nguyên và Tây Nam Bộ,…Trong số này, có các dự án hợp phần mới từ những đại dự án đã và đang được FLC triển khai như FLC Quảng Bình, FLC Quy Nhơn,…

Cụ thể, tại Quảng Ninh, doanh nghiệp có kế hoạch triển khai các dự án như Khu đô thị mới Ninh Dương – Móng Cái, Khu dịch vụ thương mại Cảng Cái Rồng, Khu đô thị kết hợp dịch vụ tại phường Hồng Hải, Hồng Hà,… trong năm 2022. Nhiều dự án đô thị tại các tỉnh Quảng Trị, Quảng Ngãi cũng đã được FLC lên kế hoạch triển khai trong năm nay.

Với quỹ dự án đồ sộ này, FLC dự kiến cung cấp ra thị trường hàng nghìn sản phẩm chủ lực là bất động sản đô thị và bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp như căn hộ chung cư, biệt thự, liền kề, shophouse, shopvilla,… trong năm 2022.

Hải Dương xác định 24 dự án đô thị động lực quy mô hơn 10.000 ha

 Tổng quy mô 24 dự án khu đô thị là 10.791,2 ha; tổng diện tích đất ở đến năm 2030 khoảng 749,46 ha, tập trung chủ yếu tại TP Chí Linh và TP Hải Dương, huyện Thanh Miện.

Hải Dương xác định 24 dự án đô thị động lực quy mô hơn 10.000 ha - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Hạ Vũ).

Theo CTTĐT Hải Dương, tỉnh ủy, UBND tỉnh Hải Dương đã đồng ý về chủ trương cho phép một số nhà đầu tư nghiên cứu quy hoạch một số khu vực để đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị xanh, thông minh; du lịch sinh thái, tâm linh và các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. 

24 dự án được xác định là các dự án tạo động lực phát triển đối với kinh tế xã hội của địa phương; thu hút một bộ phận người dân các tỉnh lân cận đến sinh sống, đầu tư và đáp ứng nhu cầu chỗ ở của người lao động, chuyên gia người nước ngoài tại các khu, cụm công nghiệp. 

Vì vậy các dự án không tính toán, cân đối với nhu cầu phát triển nhà ở của địa phương theo quy mô dân số trong giai đoạn năm 2022 - 2030. Tổng quy mô 24 dự án là 10.791,2 ha; tổng diện tích đất ở đến năm 2030 khoảng 749,46 ha.

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/hai-duong-xac-dinh-24-du-an-do-thi-dong-luc-quy-mo-hon-10000-ha-20220217160847024.htm

Kinh Bắc xây nút giao 350 tỷ nối ĐT390 tỉnh Hải Dương với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

 Nút giao nối đường tỉnh 390, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng có quy mô sử dụng đất khoảng 35 ha với tổng mức đầu tư 350 tỷ đồng.


Mới đây, UBND tỉnh Hải Dương đã có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng nút giao liên thông kết nối đường tỉnh 390, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương với đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

Đây là công trình giao thông nhóm B do Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP làm chủ đầu tư tại xã Vĩnh Lập và xã Thanh Cường, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.

Quy mô sử dụng đất khoảng 35 ha với tổng mức đầu tư 350 tỷ đồng. 

Dự án kết nối đường tỉnh 390 thuộc địa phận xã Thanh Cường và xã Vĩnh Lập, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng tại Km70+660 (lý trình đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng). 

Dự án gồm một cầu vượt đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng khoảng 224,2 m; một cống chui dân sinh; 3,37 km đường dẫn, đường tránh, đường gom và một nút giao bằng.

Thứ Hai, 14 tháng 2, 2022

Cận cảnh khu đất quy hoạch xây bệnh viện ở KDC Nam Cầu Cẩm Lệ được Đà Nẵng đấu giá

Khu đất A1-12 ở Khu dân cư Nam Cầu Cẩm Lệ có diện tích hơn 4.000 m2 được quy hoạch xây dựng bệnh viện. UBND TP Đà Nẵng đã có phê duyệt đấu giá đất đợt 1, năm 2022.


Cận cảnh khu đất quy hoạch xây dựng bệnh viện ở KDC Nam Cầu Cẩm Lệ, Đà Nẵng sắp đấu giá - Ảnh 1.

UBND TP Đà Nẵng đã phê duyệt danh mục quỹ đất đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố, đợt 1 năm 2022 với 200 lô đất ở chia lô và 17 khu đất. Trong đó có khu đất A1-12 thuộc Dự án Khu C - Khu dân cư Nam Cầu Cẩm Lệ diện tích 4.112 m2. (Nguồn: Cổng thông tin quy hoạch kiến trúc Đà Nẵng).

Cận cảnh khu đất quy hoạch xây dựng bệnh viện ở KDC Nam Cầu Cẩm Lệ, Đà Nẵng sắp đấu giá - Ảnh 2.

Khu đất A1-12 sở hữu 4 mặt tiền đắc địa, gồm: Đô Đốc Lân - Đô Đốc Tuyết - Nguyễn Xuân Lâm - Lê Quang Định.

Cận cảnh khu đất quy hoạch xây dựng bệnh viện ở KDC Nam Cầu Cẩm Lệ, Đà Nẵng sắp đấu giá - Ảnh 4.

Theo quy hoạch 1/500 Khu C - Khu dân cư Nam Cầu Cẩm Lệ, khu đất A1-12 là đất thương mại dịch vụ, xây dựng bệnh viện. Chiều cao xây dựng nhỏ hơn hoặc bằng 50m, mật độ xây dựng nhỏ hơn hoặc bằng 60%. Trong ảnh, mặt tiền đường Nguyễn Xuân Lâm của khu đất.

Thứ Sáu, 11 tháng 2, 2022

Kinh Bắc đặt mục tiêu lãi kỷ lục, con gái ông Đặng Thành Tâm ngồi ghế HĐQT

Ngày 10/2, Kinh Bắc đã tổ chức ĐHĐCĐ bất thường năm 2022 và thông qua một số nội dung quan trọng và hoạt động kinh doanh và nhân sự.


Tại buổi làm việc, ĐHĐCĐ của Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (mã chứng khoán: KBC) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2022 với tổng doanh thu hợp nhất 9.800 tỷ đồng và lãi sau thuế 4.500 tỷ đồng, lần lượt tăng 48% và 125% so với kế hoạch đề ra năm 2021.

Nếu thực hiện thành công, đây sẽ là mức lãi cao kỷ lục của công ty kể từ khi niêm yết.


Năm 2021, Kinh Bắc đặt mục tiêu doanh thu 6.600 tỷ đồng, lãi sau thuế 2.000 tỷ đồng. Sau 12 tháng, doanh nghiệp đã thực hiện gần 65% kế hoạch doanh thu và 48% kế hoạch lợi nhuận.

Đại hội cũng đã thông qua phương án phát hành tối đa 191,9 triệu cổ phiếu với tổng giá trị hơn 1.919 tỷ đồng từ nguồn vốn chủ sở hữu để bổ sung vốn điều lệ. 

Cùng với đó, thông qua phương án chào bán cổ phiếu riêng lẻ tối đa 150 triệu cp với tổng mệnh giá dự kiến 1.500 tỷ đồng cho tối đa 100 nhà đầu tư chiến lược hoặc nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Thời gian thực hiện dự kiến trong năm nay.

Với số tiền thu được, Kinh Bắc sẽ bổ sung vốn, tái cơ cấu nợ vay, đầu tư góp vốn vào công ty con, công ty liên kết. 

Thứ Năm, 10 tháng 2, 2022

Ba điểm nóng bất động sản công nghiệp tại Hải Phòng

  Hải Phòng là một trong những đầu tàu công nghiệp của miền Bắc. Nhờ địa lý thuận lợi, nền kinh tế phát triển và các chính sách ưu đãi, Hải Phòng trở thành nơi tập trung các khu công nghiệp quy mô lớn và các dự án chất lượng cao. Đáng chú ý, hầu hết các khu công nghiệp lớn ở Hải Phòng nằm trên địa bàn ba quận/huyện là Hải An, An Dương và Thủy Nguyên.

Ba điểm nóng bất động sản công nghiệp tại Hải Phòng - Ảnh 1.

Hải Phòng là điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và nhà phát triển nhờ môi trường công nghiệp, cơ sở hạ tầng và các chính sách thu hút như giảm thuế. (Ảnh: Cổng TTĐT Hải Phòng).

Theo nhận định từ Savills, Hải An, An Dương và Thủy Nguyên là ba điểm nóng của bất động sản công nghiệp Hải Phòng, khi có chung đường biên giới và khả năng tiếp cận tốt với sân bay, cảng biển, các trục đường chính.

Trong đó, An Dương là nơi hình thành khu công nghiệp đầu tiên của Hải Phòng. Nơi đây có khả năng kết nối tốt với các trục đường lớn như quốc lộ 5A, quốc lộ 10, quốc lộ 17B và tỉnh lộ 351. Khu vực này được các nhà đầu tư Nhật Bản ưa chuộng. Các khách thuê nổi tiếng bao gồm Fuji Seiko, Getz Pharma, Winel và Fujita Corporation.

Trong khi đó, quận Hải An được các nhà đầu tư quốc tế đến từ Nhật Bản, Đức, Đài Loan, Mỹ và Singapore ưa chuộng. Các bất động sản công nghiệp ở đây có lợi cho hệ thống cảng biển đang phát triển của Hải Phòng. Các khu công nghiệp của Hải An là nơi có những khách thuê hàng đầu như Pyeong Hwa Automotive, Chevron, Knauf, Bridgestone và JX Nippon Oil.

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/ba-diem-nong-bat-dong-san-cong-nghiep-tai-hai-phong-20220210114843842.htm

Thứ Tư, 9 tháng 2, 2022

Lãi suất ngân hàng kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng tăng nhẹ trong tháng đầu năm, khó giảm vào cuối năm

  BVSC cho rằng áp lực lạm phát khi giá nhiều loại nguyên vật liệu tăng mạnh có thể sẽ khiến nhiều ngân hàng phải tăng lãi suất huy động. Mặt bằng lãi suất năm 2022 khó giảm thêm so với cuối năm 2021 và nhiều khả năng sẽ tăng nhẹ trở lại.

Nguồn tin: https://vietnambiz.vn/lai-suat-ngan-hang-ky-han-6-thang-va-12-thang-tang-nhe-trong-thang-dau-nam-kho-giam-vao-cuoi-nam-2022020915050013.htm

Theo số liệu từ CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), lãi suất huy động (LSHĐ) tại các ngân hàng tiếp tục tăng nhẹ trong tháng đầu tiên của năm 2022 đối với cả hai kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng.

Cụ thể, trung bình lãi suất kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng tăng 0,03 và tăng nhẹ 0,002 điểm phần trăm, lần lượt lên mức 4,79% và 5,552% vào cuối tháng 1. Mặc dù vậy, so với cùng kỳ năm 2021, lãi suất trung bình 6 tháng và 12 tháng hiện nay đang giảm lần lượt 0,13 và 0,12 điểm phần trăm.

Nhóm ngân hàng quốc doanh tiếp tục là nhóm duy nhất không điều chỉnh lãi suất trong tháng 1 này. Lãi suất trung bình kỳ hạn 6 tháng tiếp tục được duy trì ở mức 3,775%/năm trong tháng thứ 8 liên tiếp; trong khi lãi suất kỳ hạn 12 tháng vẫn đang không thay đổi ở mức 4,95%/năm sau 6 tháng. 

Trong khi đó, lãi suất của nhóm ngân hàng TMCP có quy mô nhỏ (vốn dưới 5.000 tỷ đồng) và nhóm ngân hàng TMCP quy mô lớn (vốn trên 5.000 tỷ đồng) có diễn biến trái chiều. 

Nhóm có quy mô nhỏ giảm 0,04 điểm phần trăm đối với kỳ hạn 6 tháng, xuống còn 4,44%/năm, trong khi tăng 0,003 điểm phần trăm với kỳ hạn 12 tháng, lên 6,058%. 

Ngược lại, nhóm có quy mô lớn tăng 0,09 điểm phần trăm, lên 4,79%/năm với kỳ hạn 6 tháng nhưng giảm 0,002 điểm phần trăm xuống 5,307%/năm đối với kỳ hạn 12 tháng.

Lãi suất ngân hàng kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng tăng nhẹ trong tháng đầu năm, khó giảm vào cuối năm - Ảnh 1.

Theo các chuyên gia của BVSC, trong các tháng đầu năm, mức lạm phát thấp sẽ tiếp tục hỗ trợ cho việc Ngân hàng Nhà nước duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng cho các tháng đầu năm 2022 để kích thích nền kinh tế hồi phục.

Chỉ số lạm phát CPI của Việt Nam đạt 1,94% tháng 1/2022, mức lạm phát tháng 1 thấp nhất kể từ năm 2017 tới nay (nếu ngoại trừ năm 2021).