Thứ Năm, 20 tháng 1, 2022

Đặt mục tiêu đưa Hoài Đức lên quận vào năm 2024

Huyện Hoài Đức đăng ký thời gian hoàn thành Đề án đầu tư xây dựng huyện thành quận vào cuối năm 2023, đầu năm 2024, hoàn thiện hồ sơ trình thẩm định, công nhận huyện Hoài Đức đạt chuẩn quận vào năm 2024.


Sáng nay (20/1), Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền có buổi làm việc tại huyện Hoài Đức để rà soát tiến độ thực hiện Đề án đầu tư, xây dựng huyện Hoài Đức thành quận, theo Hànộimới.

Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức Nguyễn Anh cho biết, đến thời điểm hiện tại, huyện đã đạt 22/27 tiêu chí trở thành quận. Nhiều tiêu chí đạt cao, như mức tăng trưởng kinh tế trung bình 3 năm gần nhất đạt 9,42%; thu nhập bình quân 62 triệu đồng/người/năm; huyện không còn hộ nghèo; tỷ lệ hộ dân được cấp nước hợp vệ sinh đạt 100% (86% hộ dân được cấp nước sạch tập trung); tỷ lệ đường khu nhà ở, ngõ xóm được chiếu sáng đạt khoảng 98,5%...

Đặt mục tiêu đưa Hoài Đức lên quận vào năm 2024 - Ảnh 1.

Vành đai 3,5 qua địa bàn huyện Hoài Đức đang dần thành hình. (Ảnh: Hạ Vũ).

5 tiêu chí còn lại huyện cần hoàn thiện gồm y tế, cây xanh, giao thông, tỷ lệ nước thải được xử lý, cân đối thu - chi ngân sách.

SZL vượt mục tiêu lãi năm, đẩy mạnh vốn vào các KCN Long Thành và Long Phước

 Lũy kế cả năm 2021, Sonadezi Long Thành (SZL) lãi sau thuế 101 tỷ đồng, tương ứng 116% mục tiêu lợi nhuận.


CTCP Sonadezi Long Thành (mã chứng khoán: SZL) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2021 với doanh thu thuần hơn 93 tỷ đồng, giảm nhẹ 2% so với cùng kỳ, chủ yếu đến từ việc cho thuê hạ tầng khu công nghiệp.

Giá vốn bán hàng trong quý không chênh lệch nhiều so với cùng kỳ, ở mức 64 tỷ đồng. Doanh thu tài chính ghi nhận 13,5 tỷ đồng từ cổ tức và lãi tiền gửi. Các chi phí bán hàng, tài chính và quản lý doanh nghiệp không biến động.

Kết quả, Sonadezi Long Thành báo lãi sau thuế quý IV gần 25 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ. Lũy kế cả năm 2021, doanh nghiệp ghi nhận 388 tỷ đồng doanh thu thuần và 101 tỷ đồng lãi sau thuế, lần lượt tăng 8% và giảm 1%.

Năm 2021, công ty đặt mục tiêu doanh thu 410 tỷ đồng và lãi sau thuế hơn 87 tỷ đồng. Như vậy, kết quả kinh doanh nói trên tương ứng 95% mục tiêu doanh thu và 116% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Sonadezi Long Thành vượt mục tiêu lãi năm, đang đẩy mạnh vốn vào dự án Long Thành, Long Phước - Ảnh 1.

Nguồn: BCTC quý IV/2021 Sonadezi Long Thành.

Thứ Tư, 19 tháng 1, 2022

Giá căn hộ Hà Nội hưởng lợi từ hạ tầng, tăng 5 - 10% sau một năm

  Mức giá căn hộ tại Hà Nội đã tăng từ 5 - 10% so với quý IV/2020, đặc biệt là tại các dự án nằm ở phía tây và phía đông thành phố - nơi có tiềm năng phát triển về hạ tầng.

Giá căn hộ Hà Nội hưởng lợi từ hạ tầng, tăng 5 - 10% sau một năm - Ảnh 1.

Hạng sang và cao cấp là hai phân khúc được hưởng lợi từ sự phát triển của cơ sở hạ tầng. (Ảnh minh họa: Hạ Vũ).

Theo Colliers, việc ra mắt tuyến Metro Cát Linh - Hà Đông vào tháng 11/2021 là sự kiện lớn nhất của Hà Nội trong quý IV/2021. Sự kiện này đã khiến thị trường bất động sản chuyển biến tích cực hơn.

Trong quý, thị trường căn hộ tại Hà Nội ghi nhận thêm 8.000 căn hộ đến từ 11 dự án. Các dự án này chủ yếu đến từ Gia Lâm, Từ Liêm và quận Hoàng Mai. Nhiều dự án ra mắt trong giai đoạn này đến từ các khu vực được hưởng lợi lớn nhờ quy hoạch. 

Còn tiếp...

Tập đoàn T&T khởi công tòa nhà hơn nghìn tỷ cao nhất TP Sa Đéc

  Dự án Khu trung tâm dịch vụ, thương mại và nhà ở T&T Sa Đéc có tổng mức đầu tư hơn 1.170 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2023.

Tập đoàn T&T khởi công tòa nhà hơn nghìn tỷ cao nhất TP Sa Đéc - Ảnh 1.

Phối cảnh dự án T&T Sa Đéc. (Ảnh: Thanh niên).

Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Đồng Tháp, UBND tỉnh và CTCP Tập đoàn T&T vừa tổ chức khởi công dự án Khu trung tâm dịch vụ, thương mại và nhà ở T&T Sa Đéc tại Khóm 4, phường 1, TP Sa Đéc.

Dự án này do Công ty TNHH Vĩnh Thiện Đà Nẵng – thành viên Tập đoàn T&T trúng thầu quyền sử dụng đất và thuê đất với quy mô hơn 10.000 m2, tổng vốn đầu tư trên 1.170 tỷ đồng. 

Điểm nhấn của dự án là khách sạn 25 tầng, tòa nhà cao nhất TP Sa Đéc. Dự kiến, công trình sẽ hoàn thành vào quý IV/2023.

Những năm gần đây, Tập đoàn T&T đang đẩy mạnh đầu tư vào khu vực vùng Tây Nam Bộ. Tại Cà Mau, hồi tháng 5/2021, doanh nghiệp đã trúng thầu KĐT mới khóm 5 (phường 1) với quy mô gần 23 ha, tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, doanh nghiệp đang đầu tư 3 dự án khác tại Cà Mau gồm Sân bay Cà Mau, Cảng nước sâu Hòn Khoai và  KĐT liên hiệp thể dục thể thao, trung tâm bóng đá trẻ và Câu lạc bộ bóng đá.

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/tap-doan-tt-khoi-cong-toa-nha-hon-nghin-ty-cao-nhat-tp-sa-dec-20220119163002994.htm

Thứ Hai, 17 tháng 1, 2022

Phê duyệt chỉ giới đường đỏ đường gom QL3 mới qua địa bàn huyện Đông Anh

  Hà Nội phê duyệt chỉ giới đường đỏ tuyến đường gom hai bên QL3 mới qua địa bàn huyện Đông Anh dài khoảng 5,3 km.

Phê duyệt chỉ giới đường đỏ đường gom QL3 mới qua địa bàn huyện Đông Anh - Ảnh 1.

Tuyến đường gom hai bên QL3 mới có điểm đầu đoạn gần cầu vượt từ xã Liên Hà sang xã Dục Tú. (Ảnh: Hạ Vũ).

Ngày 13/1, UBND TP Hà Nội có quyết định về việc phê duyệt chỉ giới đường đỏ tuyến đường gom dọc hai bên QL3 mới, tỷ lệ 1/500 (đoạn từ nút giao với đường vành đai 3 Bắc Sông Hồng đến hết địa phận huyện Đông Anh), dài khoảng 5,3 km.

Tuyến đường này có điểm đầu giao với đường Vành đai 3 Bắc Sông Hồng, điểm cuối tại ranh giới giữa huyện Đông Anh với huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

Tuyến đường gom hai bên QL3 mới rộng 22 m bao gồm lòng đường 12 m, vỉa hè (lề) phía ngoài 10 m, phía giáp cao tốc không bố trí hè.

Đường gom cũng có hai nút giao khác cốt liên thông giữa tuyến đường với đường Vành đai 3 Bắc sông Hồng và đường vào khu công nghiệp Đông Anh được xác định theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô được duyệt.

Hình thức nút giao, phạm vi xây dựng nút sẽ được xác định chính xác theo dự án đầu tư được cấp thẩm quyền phê duyệt. Các nút giao giữa các tuyến đường ngang với đường gom dọc theo quốc lộ 3 mới chủ yếu được xác định trên cơ sở đường hiện có.

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/phe-duyet-chi-gioi-duong-do-duong-gom-ql3-moi-qua-dia-ban-huyen-dong-anh-20220118054728039.htm

Thứ Sáu, 14 tháng 1, 2022

Hải Dương đề xuất làm 800 dự án, thu về hơn 81.000 tỷ đồng trong 5 năm tới

 12 huyện, thành phố, thị xã tại Hải Dương đề xuất thực hiện hơn 800 dự án quy mô 6.000 ha, dự kiến thu tiền sử dụng gia đoạn 2021 - 2025 trên 81.000 tỷ đồng.


Theo báo Hải Dương, 12 huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh đề xuất thực hiện hơn 800 dự án với tổng diện tích trên 6.000 ha, dự kiến thu tiền sử dụng đất 5 năm (2021 - 2025) trên 81.000 tỷ đồng.

Trong đó, HĐND huyện Bình Giang đề xuất thực hiện 73 dự án để thu tiền sử dụng đất. Ngoài ra, huyện huy động 1.015 tỷ đồng từ nguồn thu tiền sử dụng đất 5 năm (2021 - 2025) của 6 dự án với tổng diện tích hơn 136 ha để thực hiện một dự án giao trọng điểm. Dự kiến thu tiền sử dụng đất mang lại ngân sách khoảng 8.113 tỷ đồng.

Hải Dương đề xuất làm 800 dự án, thu về hơn 81.000 tỷ đồng trong 5 năm tới - Ảnh 1.

Hải Dương đề xuất làm 800 dự án, thu về trên 81.000 tỷ đồng trong 5 năm tới. (Ảnh: haiduonggov).

Huyện Kim Thành sẽ đầu tư hai công trình giao thông trọng điểm với tổng vốn trên 2.642 tỷ đồng. Nguồn vốn dự kiến thu từ đấu giá và đấu thầu 20 dự án khu dân cư, đô thị. Giai đoạn 2021-2025, huyện đã xây dựng kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất với tổng nguồn thu dự kiến hơn 4.752 tỷ đồng.

Tuy nhiên, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương cho biết, cơ quan đã rà soát số liệu các dự án công trình tạo nguồn của các địa phương, nhưng diện tích đất lúa của các dự án đề xuất quá lớn. Diện tích đất ở vượt cao so vớ

Thứ Tư, 12 tháng 1, 2022

Đấu giá đất Thủ Thiêm: Tại sao những người tham gia đã nỗ lực để trả một mức giá cao, cuối cùng họ buộc phải bỏ cọc?

 Nguồn: https://vietnambiz.vn/dau-gia-dat-thu-thiem-tai-sao-nhung-nguoi-tham-gia-da-no-luc-de-tra-mot-muc-gia-cao-cuoi-cung-ho-buoc-phai-bo-coc-20220112102652749.htm

Theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, thông tin Tân Hoàng Minh bỏ cọc lô đất ở Thủ Thiêm sẽ tác động đến tâm lý của những người tổ chức đấu giá và các doanh nghiệp muốn tham gia đấu giá về sau. Chuyên gia đặt vấn đề: Tại sao những người tham gia đã nỗ lực để trả một mức giá cao như vậy mà họ buộc phải bỏ cọc?


Tối muộn ngày 11/1, Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã có thông cáo báo chí về việc xin tự nguyện đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán đấu giá lô đất 24.500 tỷ đồng tại Thủ Thiêm.

"Nhằm đảm bảo sự ổn định của thị trường bất động sản, Công ty Ngôi Sao Việt sẽ có văn bản chính thức gửi UBND TP HCM để báo cáo và gửi Trung tâm Phát triển Quỹ đất, Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản TP HCM đề nghị đơn phương chấm dứt Hợp đồng mua bán đấu giá tài sản của ô đất 3-12 khu chức năng số 3 trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Đồng thời, doanh nghiệp chấp nhận chịu mọi chế tài về việc đơn phương chấm dứt Hợp đồng này theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản công", thông cáo nêu rõ.

Thông tin này ngay lập tức gây xôn xao dư luận và cũng có không ít luồng ý kiến trái chiều xoay quanh vụ việc. Câu hỏi đặt ra là thị trường bất động sản sẽ ra sao và liệu cơn sốt đất điên cuồng sẽ chấm dứt?



Trao đổi với người viết, TS. Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế đánh giá, sẽ không có hệ lụy nào tác động trực tiếp đến thị trường bất động sản khi Tân Hoàng Minh bỏ cọc lô đất ở Thủ Thiêm. Trước đó, khi doanh nghiệp này trúng thầu lô đất với giá 2,45 tỷ đồng/m2, những tác động tới thị trường cũng chỉ do nhiều người tưởng tượng ra và đều không có bằng chứng.

Do đó, việc một doanh nghiệp bỏ cọc là chuyện rất bình thường và đã được tính toán khi chuẩn bị tổ chức đấu giá. Bởi tất cả mọi cuộc đấu giá đều yêu cầu người tham gia đặt cọc để đề phòng trường hợp bỏ cọc.