Thứ Sáu, 14 tháng 1, 2022

Hải Dương đề xuất làm 800 dự án, thu về hơn 81.000 tỷ đồng trong 5 năm tới

 12 huyện, thành phố, thị xã tại Hải Dương đề xuất thực hiện hơn 800 dự án quy mô 6.000 ha, dự kiến thu tiền sử dụng gia đoạn 2021 - 2025 trên 81.000 tỷ đồng.


Theo báo Hải Dương, 12 huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh đề xuất thực hiện hơn 800 dự án với tổng diện tích trên 6.000 ha, dự kiến thu tiền sử dụng đất 5 năm (2021 - 2025) trên 81.000 tỷ đồng.

Trong đó, HĐND huyện Bình Giang đề xuất thực hiện 73 dự án để thu tiền sử dụng đất. Ngoài ra, huyện huy động 1.015 tỷ đồng từ nguồn thu tiền sử dụng đất 5 năm (2021 - 2025) của 6 dự án với tổng diện tích hơn 136 ha để thực hiện một dự án giao trọng điểm. Dự kiến thu tiền sử dụng đất mang lại ngân sách khoảng 8.113 tỷ đồng.

Hải Dương đề xuất làm 800 dự án, thu về hơn 81.000 tỷ đồng trong 5 năm tới - Ảnh 1.

Hải Dương đề xuất làm 800 dự án, thu về trên 81.000 tỷ đồng trong 5 năm tới. (Ảnh: haiduonggov).

Huyện Kim Thành sẽ đầu tư hai công trình giao thông trọng điểm với tổng vốn trên 2.642 tỷ đồng. Nguồn vốn dự kiến thu từ đấu giá và đấu thầu 20 dự án khu dân cư, đô thị. Giai đoạn 2021-2025, huyện đã xây dựng kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất với tổng nguồn thu dự kiến hơn 4.752 tỷ đồng.

Tuy nhiên, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương cho biết, cơ quan đã rà soát số liệu các dự án công trình tạo nguồn của các địa phương, nhưng diện tích đất lúa của các dự án đề xuất quá lớn. Diện tích đất ở vượt cao so vớ

Thứ Tư, 12 tháng 1, 2022

Đấu giá đất Thủ Thiêm: Tại sao những người tham gia đã nỗ lực để trả một mức giá cao, cuối cùng họ buộc phải bỏ cọc?

 Nguồn: https://vietnambiz.vn/dau-gia-dat-thu-thiem-tai-sao-nhung-nguoi-tham-gia-da-no-luc-de-tra-mot-muc-gia-cao-cuoi-cung-ho-buoc-phai-bo-coc-20220112102652749.htm

Theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, thông tin Tân Hoàng Minh bỏ cọc lô đất ở Thủ Thiêm sẽ tác động đến tâm lý của những người tổ chức đấu giá và các doanh nghiệp muốn tham gia đấu giá về sau. Chuyên gia đặt vấn đề: Tại sao những người tham gia đã nỗ lực để trả một mức giá cao như vậy mà họ buộc phải bỏ cọc?


Tối muộn ngày 11/1, Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã có thông cáo báo chí về việc xin tự nguyện đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán đấu giá lô đất 24.500 tỷ đồng tại Thủ Thiêm.

"Nhằm đảm bảo sự ổn định của thị trường bất động sản, Công ty Ngôi Sao Việt sẽ có văn bản chính thức gửi UBND TP HCM để báo cáo và gửi Trung tâm Phát triển Quỹ đất, Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản TP HCM đề nghị đơn phương chấm dứt Hợp đồng mua bán đấu giá tài sản của ô đất 3-12 khu chức năng số 3 trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Đồng thời, doanh nghiệp chấp nhận chịu mọi chế tài về việc đơn phương chấm dứt Hợp đồng này theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản công", thông cáo nêu rõ.

Thông tin này ngay lập tức gây xôn xao dư luận và cũng có không ít luồng ý kiến trái chiều xoay quanh vụ việc. Câu hỏi đặt ra là thị trường bất động sản sẽ ra sao và liệu cơn sốt đất điên cuồng sẽ chấm dứt?



Trao đổi với người viết, TS. Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế đánh giá, sẽ không có hệ lụy nào tác động trực tiếp đến thị trường bất động sản khi Tân Hoàng Minh bỏ cọc lô đất ở Thủ Thiêm. Trước đó, khi doanh nghiệp này trúng thầu lô đất với giá 2,45 tỷ đồng/m2, những tác động tới thị trường cũng chỉ do nhiều người tưởng tượng ra và đều không có bằng chứng.

Do đó, việc một doanh nghiệp bỏ cọc là chuyện rất bình thường và đã được tính toán khi chuẩn bị tổ chức đấu giá. Bởi tất cả mọi cuộc đấu giá đều yêu cầu người tham gia đặt cọc để đề phòng trường hợp bỏ cọc.

Tân Hoàng Minh lên tiếng về vụ bỏ cọc: Sẽ có văn bản chính thức gửi UBND TP HCM

 Công ty Ngôi Sao Việt sẽ có văn bản chính thức gửi UBND TP HCM để báo cáo và gửi Trung tâm Phát triển Quỹ đất, Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản TP HCM đề nghị đơn phương chấm dứt Hợp đồng mua bán đấu giá tài sản của ô đất 3-12 khu chức năng số 3 trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm

Nguồn: https://vietnambiz.vn/tan-hoang-minh-len-tieng-ve-vu-bo-coc-se-co-van-ban-chinh-thuc-gui-ubnd-tp-hcm-20220112072820964.htm

Tối muộn ngày 11/1, Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã có thông cáo báo chí về việc xin tự nguyện đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán đấu giá lô đất tại Thủ Thiêm.

Theo đó, ngày 10/12, Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt - thành viên Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh (Tập đoàn Tân Hoàng Minh) đã trúng đấu giá lô đất 3-12 (10.060 m2) với giá 24.500 tỷ đồng (2,45 tỷ đồng/m2), cách đơn vị trả giá thứ 2 là một công ty nước ngoài một bước giá là 700 tỷ đồng (đặt giá 23.800 tỷ đồng).



"Đây là mức giá cao ngoài dự kiến của Tập đoàn Tân Hoàng Minh khi tham gia đấu giá. Tuy nhiên, trong quá trình tham gia đấu giá đã có rất nhiều nhà đầu tư trả giá cao đến mức 20.000 tỷ đồng rồi bỏ cuộc. Từ đó chỉ còn lại một nhà đầu tư nước ngoài và Công ty Ngôi Sao Việt.

Với mong muốn góp sức để TP HCM có thêm động lực khắc phục khó khăn sau đại dịch, công ty đã quyết tâm trả giá cao hơn 3% (700 tỷ đồng) để giành quyền trúng đấu giá ô đất này nhằm tăng thêm nguồn thu cho ngân sách thành phố và xây dựng một công trình điểm nhấn đẹp - văn minh - hiện đại, góp phần cải thiện bộ mặt kiến trúc đô thị của Thủ Thiêm nói riêng và TP HCM nói chung", thông cáo nêu rõ.

Sau khi trúng đấu giá, Ban lãnh đạo Tập đoàn đã điều chỉnh kế hoạch đầu tư, kinh doanh và tài chính của Tập đoàn, cân đối đầy đủ tài chính để đảm bảo dòng tiền theo đúng tiến độ và quy định trong hợp đồng đã ký. Đồng thời đã lên phương án thiết kế - đầu tư - kinh doanh mới phù hợp nhất và có hiệu quả, mặc dù lợi nhuận theo tính toán là khá thấp, không đúng như kỳ vọng ban đầu. Nhưng vẫn đảm bảo thu hồi được vốn đầu tư và giữ gìn uy tín của Tập đoàn.

Tuy nhiên, sau phiên đấu giá, Ban lãnh đạo doanh nghiệp đã lắng nghe và ghi nhận các ý kiến phân tích từ cơ quan quản lý Nhà nước và dư luận, trong đó có ý kiến cho rằng kết quả trúng đấu giá ở mức cao như vậy có thể dẫn đến hệ lụy không tốt.

Có thể bổ sung quy chế đấu giá đất để hạn chế doanh nghiệp có tiền lệ bỏ cọc

Theo Luật sư Trần Minh Hải, Trường hợp người tham gia đã có những tiền lệ bỏ cọc, có thể sau này quy chế đấu giá được bổ sung thêm những quy định mới để lựa chọn doanh nghiệp ngay từ lúc đặt cọc.

Nguồn: https://vietnambiz.vn/voi-nhung-tien-le-bo-coc-tan-hoang-minh-co-bi-cam-tham-gia-dau-gia-trong-tuong-lai-20220112002504498.htm

Thông tin ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh (Tập đoàn Tân Hoàng Minh), đã có tâm thư gửi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các lãnh đạo Đảng, Nhà nước về việc việc tự nguyện xin đơn phương chấm dứt Hợp đồng mua bán đấu giá tài sản lô đất 3-12 khu chức năng số 3 trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm một lần nữa gây xôn xao dư luận.



Trước đó tại phiên đấu giá ngày 10/12/2021, ông Đỗ Anh Dũng, đại diện nhóm Tân Hoàng Minh, đã mạnh tay đưa ra những bước giá lớn gấp nhiều lần so với đối thủ và trúng đấu giá lô đất 3-12 (10.060 m2) với giá 24.500 tỷ đồng, tương đương hơn 2,45 tỷ đồng/m2 - một mức giá mà cả giới đầu tư và giới chuyên gia đều đưa ra nhận định là "điên rồ", "không tưởng".

Tại thời điểm nhóm Tân Hoàng Minh trúng đấu giá đã có nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra: Tân Hoàng Minh đưa ra mức giá không tưởng để làm thương hiệu, đẩy giá chứng khoán; Tân Hoàng Minh đã thâu tóm nhiều đất xung quanh, giờ tạo ra một mặt bằng giá mới để thổi giá những lô đất khác; Tân Hoàng Minh sẽ ôm đất rồi sau vài năm bán lại kiếm lời; Tân Hoàng Minh đưa ra mức giá cao để đánh bại các đối thủ rồi cuối cùng sẽ bỏ cọc;...

Mặt khác, một số ý kiến cho rằng việc đưa ra kết luận vẫn còn quá sớm và hãy chờ đến khi doanh nghiệp nộp hơn 12.000 tỷ đồng.

Cụ thể theo quy chế đấu giá, Tân Hoàng Minh phải hoàn tất nghĩa vụ nộp 50% số tiền trúng đấu giá sau 30 ngày, tức doanh nghiệp phải nộp 12.250 tỷ đồng vào ngày 10/1 và nộp đủ 100% số tiền trúng đấu giá trong 60 ngày tiếp theo, tương đương nộp 24.500 tỷ đồng vào giữa tháng 3/2022.

Nếu Tân Hoàng Minh không nộp hoặc không nộp đủ tiền trúng đấu giá theo thời gian trên sẽ không được nhận lại tiền đặt cọc và số tiền này sẽ nộp vào ngân sách nhà nước.

Như vậy, với việc đơn phương chấm dứt Hợp đồng mua bán đấu giá tài sản lần này, hệ quả trước mắt là Tân Hoàng Minh sẽ mất gần 600 tỷ đồng tiền đặt cọc cho lô đất trước đó - điều mà ông Đỗ Anh Dũng khẳng định "không có chuyện bỏ tới gần 600 tỷ đồng tiền cọc để tự mang tiếng xấu cho mình" cách đây không lâu.

Kịch bản bỏ cọc của Tân Hoàng Minh cũng không quá bất ngờ đối với dư luận bởi trong quá khứ, nước đi này đã từng diễn ra tại khu đất ở trung tâm quận 1. Năm 2016, Tân Hoàng Minh từng lập kỷ lục trúng đấu giá lô đất 3.025 m2 tại số 23 Lê Duẩn với giá 1.430 tỷ đồng, gấp 2,6 lần so với giá khởi điểm. Đây cũng là mức giá cao nhất trong vòng 7 năm tính tại thời điểm đó.

Chủ khu đô thị Sài Gòn Bình An gọi vốn hơn 6.500 tỷ đồng

  SDI Corp - chủ đầu tư dự án Sài Gòn Bình An tại TP Thủ Đức vừa huy động 6.675 tỷ đồng thông qua kênh trái phiếu. Vào tháng 7/2021, dự án này đã đón dòng tiền 11.200 tỷ đồng từ ba doanh nghiệp.

Ông chủ khu đô thị Sài Gòn Bình An gọi vốn hơn 6.500 tỷ đồng - Ảnh 1.

Khu đất thực hiện dự án Sài Gòn Bình An. (Ảnh: danhkhoireal.vn).

Ngày 4/1 vừa qua, CTCP Đầu tư và Phát triển Sài Gòn (SDI Corp) vừa công bố phát hành thành công lô trái phiếu trị giá khoảng 6.575 tỷ đồng với kỳ hạn 3 năm, đáo hạn vào 15/12/2024. Trái chủ, mục đích phát hành và lãi suất lô trái phiếu không được công bố.

Trên thị trường bất động sản SDI Corp được biết đến là chủ đầu tư của Khu đô thị Sài Gòn Bình An (hay còn được gọi là Him Lam Bình An, Him Lam City) tại phường An Phú, TP Thủ Đức, TP HCM (quận 2 cũ).

Dự án này có tổng diện tích là 117 ha, dự án được quy hoạch đồng bộ với nhiều phân khu chức năng khác nhau, bao gồm shophouse, nhà phố, biệt thự song lập, biệt thự đơn lập, căn hộ chung cư, tòa nhà văn phòng, trung tâm thương mại, trường học, siêu thị, bệnh viện.

Liên quan đến dự án này, vào cuối tháng 7/2021, ba doanh nghiệp gồm CTCP Hoàng Phú Vương, CTCP Osaka Garden, CTCP Hoa Phú Thịnh thông báo đã chào bán thành công ba lô trái phiếu với tổng trị giá 11.200 tỷ đồng.

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/chu-khu-do-thi-sai-gon-binh-an-goi-von-hon-6500-ty-dong-20220112122358997.htm

Tân Hoàng Minh lý giải về mức đấu giá kỷ lục và quyết định 'quay xe' ở Thủ Thiêm

 Phía Tân Hoàng Minh cho biết mong muốn góp sức để TP HCM có thêm động lực khắc phục khó khăn sau đại dịch, Công ty Ngôi Sao Việt đã quyết tâm trả giá cao hơn 3% (700 tỷ đồng) để giành quyền trúng đấu giá ô đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm.


Đêm 11/1, Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã phát đi thông cáo báo chí về việc tập đoàn này đơn phương tự nguyện đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán đấu giá lô đất tại Thủ Thiêm (TP Thủ Đức, TP HCM).

Theo tập đoàn này, vào phiên đấu giá ngày 10/12/2021, đã có rất nhiều nhà đầu tư trả giá cao đến 20.000 tỷ đồng rồi bỏ cuộc và chỉ còn lại Công ty TNHH đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt (Công ty Ngôi Sao Việt) - thành viên của Tập đoàn Tân Hoàng Minh và một nhà đầu tư nước ngoài.

Tân Hoàng Minh chính thức lên tiếng lý giải về mức đấu giá kỷ lục và quyết định bỏ cọc lô đất tại Thủ Thiêm - Ảnh 1.

Một dự án của Tân Hoàng Minh. (Ảnh: Vietnamnet).

Với mong muốn góp sức để TP HCM có thêm động lực khắc phục khó khăn sau đại dịch, Công ty Ngôi Sao Việt đã quyết tâm trả giá cao hơn 3% (700 tỉ đồng) để giành quyền trúng đấu giá ô đất này, nhằm tăng thêm nguồn thu cho ngân sách TP HCM và xây dựng một công trình điểm nhấn đẹp.

Kết quả là Công ty Ngôi Sao Việt trúng đấu giá ô đất có diện tích 10.060 m2 tại Thủ Thiêm với giá 24.500 tỷ đồng (2,45 tỷ đồng/m2). Tân Hoàng Minh cho biết đây là mức giá cao ngoài dự kiến của tập đoàn khi tham gia đấu giá.

Thứ Ba, 11 tháng 1, 2022

VCSC: Lãi ròng năm 2022 của Kinh Bắc có thể tăng 530% nhờ KĐT Tràng Cát

  Theo dự báo của Chứng khoán Bản Việt (VCSC), lợi nhuận ròng của Kinh Bắc năm 2022 có thể tăng 530% so với cùng kỳ, trong đó đến 80% là lợi nhuận từ dự án KĐT Tràng Cát.

Theo báo cáo phân tích mới đây của Chứng khoán Bản Việt (VCSC), Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (mã chứng khoán: KBC) gia tăng đầu tư phát triển khu đô thị, nhắm đến sự tăng trưởng công nghiệp hóa và đô thị hóa đang xung quanh các cụm công nghiệp ở thị trường miền Bắc.

Năm 2022, doanh thu của công ty được dự báo ghi nhận 15.000 tỷ đồng, tăng 187% so với cùng kỳ; lợi nhuận ròng sẽ đạt 6.900 tỷ đồng, tăng 530%.

Sự tăng trưởng này chủ yếu đến từ dự án Khu đô thị Tràng Cát tại TP Hải Phòng, đóng góp lần lượt 68% và 80% vào dự báo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Khu đô thị Tràng Cát có tổng diện tích kinh doanh là 250 ha, chiếm 67% giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp. Theo thông tin từ Kinh Bắc, dự án này đã được phê duyệt để bắt đầu xây dựng.

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/vcsc-lai-rong-nam-2022-cua-kinh-bac-co-the-tang-530-nho-kdt-trang-cat-2022011015483962.htm