Thứ Tư, 12 tháng 1, 2022

Tân Hoàng Minh lên tiếng về vụ bỏ cọc: Sẽ có văn bản chính thức gửi UBND TP HCM

 Công ty Ngôi Sao Việt sẽ có văn bản chính thức gửi UBND TP HCM để báo cáo và gửi Trung tâm Phát triển Quỹ đất, Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản TP HCM đề nghị đơn phương chấm dứt Hợp đồng mua bán đấu giá tài sản của ô đất 3-12 khu chức năng số 3 trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm

Nguồn: https://vietnambiz.vn/tan-hoang-minh-len-tieng-ve-vu-bo-coc-se-co-van-ban-chinh-thuc-gui-ubnd-tp-hcm-20220112072820964.htm

Tối muộn ngày 11/1, Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã có thông cáo báo chí về việc xin tự nguyện đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán đấu giá lô đất tại Thủ Thiêm.

Theo đó, ngày 10/12, Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt - thành viên Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh (Tập đoàn Tân Hoàng Minh) đã trúng đấu giá lô đất 3-12 (10.060 m2) với giá 24.500 tỷ đồng (2,45 tỷ đồng/m2), cách đơn vị trả giá thứ 2 là một công ty nước ngoài một bước giá là 700 tỷ đồng (đặt giá 23.800 tỷ đồng).



"Đây là mức giá cao ngoài dự kiến của Tập đoàn Tân Hoàng Minh khi tham gia đấu giá. Tuy nhiên, trong quá trình tham gia đấu giá đã có rất nhiều nhà đầu tư trả giá cao đến mức 20.000 tỷ đồng rồi bỏ cuộc. Từ đó chỉ còn lại một nhà đầu tư nước ngoài và Công ty Ngôi Sao Việt.

Với mong muốn góp sức để TP HCM có thêm động lực khắc phục khó khăn sau đại dịch, công ty đã quyết tâm trả giá cao hơn 3% (700 tỷ đồng) để giành quyền trúng đấu giá ô đất này nhằm tăng thêm nguồn thu cho ngân sách thành phố và xây dựng một công trình điểm nhấn đẹp - văn minh - hiện đại, góp phần cải thiện bộ mặt kiến trúc đô thị của Thủ Thiêm nói riêng và TP HCM nói chung", thông cáo nêu rõ.

Sau khi trúng đấu giá, Ban lãnh đạo Tập đoàn đã điều chỉnh kế hoạch đầu tư, kinh doanh và tài chính của Tập đoàn, cân đối đầy đủ tài chính để đảm bảo dòng tiền theo đúng tiến độ và quy định trong hợp đồng đã ký. Đồng thời đã lên phương án thiết kế - đầu tư - kinh doanh mới phù hợp nhất và có hiệu quả, mặc dù lợi nhuận theo tính toán là khá thấp, không đúng như kỳ vọng ban đầu. Nhưng vẫn đảm bảo thu hồi được vốn đầu tư và giữ gìn uy tín của Tập đoàn.

Tuy nhiên, sau phiên đấu giá, Ban lãnh đạo doanh nghiệp đã lắng nghe và ghi nhận các ý kiến phân tích từ cơ quan quản lý Nhà nước và dư luận, trong đó có ý kiến cho rằng kết quả trúng đấu giá ở mức cao như vậy có thể dẫn đến hệ lụy không tốt.

Có thể bổ sung quy chế đấu giá đất để hạn chế doanh nghiệp có tiền lệ bỏ cọc

Theo Luật sư Trần Minh Hải, Trường hợp người tham gia đã có những tiền lệ bỏ cọc, có thể sau này quy chế đấu giá được bổ sung thêm những quy định mới để lựa chọn doanh nghiệp ngay từ lúc đặt cọc.

Nguồn: https://vietnambiz.vn/voi-nhung-tien-le-bo-coc-tan-hoang-minh-co-bi-cam-tham-gia-dau-gia-trong-tuong-lai-20220112002504498.htm

Thông tin ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh (Tập đoàn Tân Hoàng Minh), đã có tâm thư gửi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các lãnh đạo Đảng, Nhà nước về việc việc tự nguyện xin đơn phương chấm dứt Hợp đồng mua bán đấu giá tài sản lô đất 3-12 khu chức năng số 3 trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm một lần nữa gây xôn xao dư luận.



Trước đó tại phiên đấu giá ngày 10/12/2021, ông Đỗ Anh Dũng, đại diện nhóm Tân Hoàng Minh, đã mạnh tay đưa ra những bước giá lớn gấp nhiều lần so với đối thủ và trúng đấu giá lô đất 3-12 (10.060 m2) với giá 24.500 tỷ đồng, tương đương hơn 2,45 tỷ đồng/m2 - một mức giá mà cả giới đầu tư và giới chuyên gia đều đưa ra nhận định là "điên rồ", "không tưởng".

Tại thời điểm nhóm Tân Hoàng Minh trúng đấu giá đã có nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra: Tân Hoàng Minh đưa ra mức giá không tưởng để làm thương hiệu, đẩy giá chứng khoán; Tân Hoàng Minh đã thâu tóm nhiều đất xung quanh, giờ tạo ra một mặt bằng giá mới để thổi giá những lô đất khác; Tân Hoàng Minh sẽ ôm đất rồi sau vài năm bán lại kiếm lời; Tân Hoàng Minh đưa ra mức giá cao để đánh bại các đối thủ rồi cuối cùng sẽ bỏ cọc;...

Mặt khác, một số ý kiến cho rằng việc đưa ra kết luận vẫn còn quá sớm và hãy chờ đến khi doanh nghiệp nộp hơn 12.000 tỷ đồng.

Cụ thể theo quy chế đấu giá, Tân Hoàng Minh phải hoàn tất nghĩa vụ nộp 50% số tiền trúng đấu giá sau 30 ngày, tức doanh nghiệp phải nộp 12.250 tỷ đồng vào ngày 10/1 và nộp đủ 100% số tiền trúng đấu giá trong 60 ngày tiếp theo, tương đương nộp 24.500 tỷ đồng vào giữa tháng 3/2022.

Nếu Tân Hoàng Minh không nộp hoặc không nộp đủ tiền trúng đấu giá theo thời gian trên sẽ không được nhận lại tiền đặt cọc và số tiền này sẽ nộp vào ngân sách nhà nước.

Như vậy, với việc đơn phương chấm dứt Hợp đồng mua bán đấu giá tài sản lần này, hệ quả trước mắt là Tân Hoàng Minh sẽ mất gần 600 tỷ đồng tiền đặt cọc cho lô đất trước đó - điều mà ông Đỗ Anh Dũng khẳng định "không có chuyện bỏ tới gần 600 tỷ đồng tiền cọc để tự mang tiếng xấu cho mình" cách đây không lâu.

Kịch bản bỏ cọc của Tân Hoàng Minh cũng không quá bất ngờ đối với dư luận bởi trong quá khứ, nước đi này đã từng diễn ra tại khu đất ở trung tâm quận 1. Năm 2016, Tân Hoàng Minh từng lập kỷ lục trúng đấu giá lô đất 3.025 m2 tại số 23 Lê Duẩn với giá 1.430 tỷ đồng, gấp 2,6 lần so với giá khởi điểm. Đây cũng là mức giá cao nhất trong vòng 7 năm tính tại thời điểm đó.

Chủ khu đô thị Sài Gòn Bình An gọi vốn hơn 6.500 tỷ đồng

  SDI Corp - chủ đầu tư dự án Sài Gòn Bình An tại TP Thủ Đức vừa huy động 6.675 tỷ đồng thông qua kênh trái phiếu. Vào tháng 7/2021, dự án này đã đón dòng tiền 11.200 tỷ đồng từ ba doanh nghiệp.

Ông chủ khu đô thị Sài Gòn Bình An gọi vốn hơn 6.500 tỷ đồng - Ảnh 1.

Khu đất thực hiện dự án Sài Gòn Bình An. (Ảnh: danhkhoireal.vn).

Ngày 4/1 vừa qua, CTCP Đầu tư và Phát triển Sài Gòn (SDI Corp) vừa công bố phát hành thành công lô trái phiếu trị giá khoảng 6.575 tỷ đồng với kỳ hạn 3 năm, đáo hạn vào 15/12/2024. Trái chủ, mục đích phát hành và lãi suất lô trái phiếu không được công bố.

Trên thị trường bất động sản SDI Corp được biết đến là chủ đầu tư của Khu đô thị Sài Gòn Bình An (hay còn được gọi là Him Lam Bình An, Him Lam City) tại phường An Phú, TP Thủ Đức, TP HCM (quận 2 cũ).

Dự án này có tổng diện tích là 117 ha, dự án được quy hoạch đồng bộ với nhiều phân khu chức năng khác nhau, bao gồm shophouse, nhà phố, biệt thự song lập, biệt thự đơn lập, căn hộ chung cư, tòa nhà văn phòng, trung tâm thương mại, trường học, siêu thị, bệnh viện.

Liên quan đến dự án này, vào cuối tháng 7/2021, ba doanh nghiệp gồm CTCP Hoàng Phú Vương, CTCP Osaka Garden, CTCP Hoa Phú Thịnh thông báo đã chào bán thành công ba lô trái phiếu với tổng trị giá 11.200 tỷ đồng.

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/chu-khu-do-thi-sai-gon-binh-an-goi-von-hon-6500-ty-dong-20220112122358997.htm

Tân Hoàng Minh lý giải về mức đấu giá kỷ lục và quyết định 'quay xe' ở Thủ Thiêm

 Phía Tân Hoàng Minh cho biết mong muốn góp sức để TP HCM có thêm động lực khắc phục khó khăn sau đại dịch, Công ty Ngôi Sao Việt đã quyết tâm trả giá cao hơn 3% (700 tỷ đồng) để giành quyền trúng đấu giá ô đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm.


Đêm 11/1, Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã phát đi thông cáo báo chí về việc tập đoàn này đơn phương tự nguyện đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán đấu giá lô đất tại Thủ Thiêm (TP Thủ Đức, TP HCM).

Theo tập đoàn này, vào phiên đấu giá ngày 10/12/2021, đã có rất nhiều nhà đầu tư trả giá cao đến 20.000 tỷ đồng rồi bỏ cuộc và chỉ còn lại Công ty TNHH đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt (Công ty Ngôi Sao Việt) - thành viên của Tập đoàn Tân Hoàng Minh và một nhà đầu tư nước ngoài.

Tân Hoàng Minh chính thức lên tiếng lý giải về mức đấu giá kỷ lục và quyết định bỏ cọc lô đất tại Thủ Thiêm - Ảnh 1.

Một dự án của Tân Hoàng Minh. (Ảnh: Vietnamnet).

Với mong muốn góp sức để TP HCM có thêm động lực khắc phục khó khăn sau đại dịch, Công ty Ngôi Sao Việt đã quyết tâm trả giá cao hơn 3% (700 tỉ đồng) để giành quyền trúng đấu giá ô đất này, nhằm tăng thêm nguồn thu cho ngân sách TP HCM và xây dựng một công trình điểm nhấn đẹp.

Kết quả là Công ty Ngôi Sao Việt trúng đấu giá ô đất có diện tích 10.060 m2 tại Thủ Thiêm với giá 24.500 tỷ đồng (2,45 tỷ đồng/m2). Tân Hoàng Minh cho biết đây là mức giá cao ngoài dự kiến của tập đoàn khi tham gia đấu giá.

Thứ Ba, 11 tháng 1, 2022

VCSC: Lãi ròng năm 2022 của Kinh Bắc có thể tăng 530% nhờ KĐT Tràng Cát

  Theo dự báo của Chứng khoán Bản Việt (VCSC), lợi nhuận ròng của Kinh Bắc năm 2022 có thể tăng 530% so với cùng kỳ, trong đó đến 80% là lợi nhuận từ dự án KĐT Tràng Cát.

Theo báo cáo phân tích mới đây của Chứng khoán Bản Việt (VCSC), Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (mã chứng khoán: KBC) gia tăng đầu tư phát triển khu đô thị, nhắm đến sự tăng trưởng công nghiệp hóa và đô thị hóa đang xung quanh các cụm công nghiệp ở thị trường miền Bắc.

Năm 2022, doanh thu của công ty được dự báo ghi nhận 15.000 tỷ đồng, tăng 187% so với cùng kỳ; lợi nhuận ròng sẽ đạt 6.900 tỷ đồng, tăng 530%.

Sự tăng trưởng này chủ yếu đến từ dự án Khu đô thị Tràng Cát tại TP Hải Phòng, đóng góp lần lượt 68% và 80% vào dự báo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Khu đô thị Tràng Cát có tổng diện tích kinh doanh là 250 ha, chiếm 67% giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp. Theo thông tin từ Kinh Bắc, dự án này đã được phê duyệt để bắt đầu xây dựng.

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/vcsc-lai-rong-nam-2022-cua-kinh-bac-co-the-tang-530-nho-kdt-trang-cat-2022011015483962.htm

Giá xăng dầu hôm nay 12/1: Giá dầu tăng trở lại sau phiên giảm

Giá xăng dầu hôm nay 12/1, giá dầu trong phiên giao sáng nay đã tăng trở lại hơn 2% sau phiên giảm hôm qua được hỗ trợ bởi nguồn cung thắt chặt.

Nguồn: https://vietnammoi.vn/gia-xang-dau-hom-nay-12-1-gia-dau-tang-tro-lai-hon-2-20220112085406516.htm




Giá dầu đã tăng lên gần 84 USD/thùng vào thứ Ba, được hỗ trợ bởi nguồn cung thắt chặt và kỳ vọng rằng các ca nhiễm COVID-19 gia tăng và sự lây lan của biến thể Omicron sẽ không làm cho nhu cầu toàn cầu phục hồi.

Giá dầu thô Brent tăng 3,52% lên 83,72 USD/thùng, cao nhất kể từ đầu tháng 11, sau khi mất 1% trong phiên trước đó. Giá dầu thô WTI của Mỹ tăng 3,82% vào cuối ngày ở mức 81,22 USD/thùng, cũng là mức cao nhất kể từ giữa tháng 11. Vào thứ Hai, nó đã giảm 0,8%.

Việc thiếu năng lực ở một số quốc gia có nghĩa là việc bổ sung nguồn cung của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đang chạy dưới mức tăng được phép theo hiệp định với các đồng minh của tổ chức này.

Về phía nhu cầu, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell cho biết hôm thứ Ba rằng ông hy vọng tác động kinh tế của Omicron sẽ tồn tại trong thời gian ngắn, đồng thời nói thêm rằng các quý tiếp theo có thể rất tích cực cho nền kinh tế sau khi Omicron giảm giá.

Các nền kinh tế lớn đã tránh được sự trở lại của tình trạng khóa cửa nghiêm trọng, ngay cả khi sự lây nhiễm COVID-19 đã tăng vọt. Chẳng hạn, tỷ suất lợi nhuận lọc dầu máy bay phản lực của châu Âu đang trở lại mức trước đại dịch khi nguồn cung trong khu vực thắt chặt và hoạt động hàng không toàn cầu phục hồi bất chấp sự lan rộng của biến thể Omicron.

Sản lượng dầu thô của Mỹ dự kiến sẽ tăng 610.000 thùng/ngày lên 12,41 triệu thùng/ngày vào năm 2023, chính phủ cho biết trong dự báo đầu tiên cho năm tới, thấp hơn dự báo tăng 670.000 thùng/ngày của tháng trước.

Nhiều ý kiến ủng hộ tách giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập

 Nhiều đại biểu đã đề nghị Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung thêm các đối tượng dự án được tách riêng việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập để tháo gỡ các vướng mắc hiện tại trong quá trình đầu tư thực hiện dự án.


Tại phiên thảo luận Quốc hộ ngày 10/1 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật (Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự), nhiều đại biểu đã có ý kiến liên quan đến công tác giải phóng mặt tại các dự án đầu tư.

Theo các đại biểu, thực tiễn cho thấy công tác giải phóng mặt bằng là điểm nghẽn lớn nhất trong quá trình triển khai thực hiện dự án. Nếu không có mặt bằng sạch, việc giải phóng mặt bằng chậm thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ giải ngân, tiến độ thực hiện dự án, kế hoạch vốn đầu tư công... Từ đó phát sinh các yếu tố tăng chi phí bồi thường, gây lãng phí nguồn lực, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng dự án.


Trong khi đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Đầu tư công thì dự án giải phóng mặt bằng chỉ được tách riêng khi là dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A. Vì vậy, các đại biểu đề nghị xem xét sửa đổi, bổ sung thêm dự án nhóm B và C được tách riêng việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập ngay trong lần sửa đổi luật này.