Thứ Ba, 11 tháng 1, 2022

VCSC: Lãi ròng năm 2022 của Kinh Bắc có thể tăng 530% nhờ KĐT Tràng Cát

  Theo dự báo của Chứng khoán Bản Việt (VCSC), lợi nhuận ròng của Kinh Bắc năm 2022 có thể tăng 530% so với cùng kỳ, trong đó đến 80% là lợi nhuận từ dự án KĐT Tràng Cát.

Theo báo cáo phân tích mới đây của Chứng khoán Bản Việt (VCSC), Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (mã chứng khoán: KBC) gia tăng đầu tư phát triển khu đô thị, nhắm đến sự tăng trưởng công nghiệp hóa và đô thị hóa đang xung quanh các cụm công nghiệp ở thị trường miền Bắc.

Năm 2022, doanh thu của công ty được dự báo ghi nhận 15.000 tỷ đồng, tăng 187% so với cùng kỳ; lợi nhuận ròng sẽ đạt 6.900 tỷ đồng, tăng 530%.

Sự tăng trưởng này chủ yếu đến từ dự án Khu đô thị Tràng Cát tại TP Hải Phòng, đóng góp lần lượt 68% và 80% vào dự báo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Khu đô thị Tràng Cát có tổng diện tích kinh doanh là 250 ha, chiếm 67% giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp. Theo thông tin từ Kinh Bắc, dự án này đã được phê duyệt để bắt đầu xây dựng.

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/vcsc-lai-rong-nam-2022-cua-kinh-bac-co-the-tang-530-nho-kdt-trang-cat-2022011015483962.htm

Giá xăng dầu hôm nay 12/1: Giá dầu tăng trở lại sau phiên giảm

Giá xăng dầu hôm nay 12/1, giá dầu trong phiên giao sáng nay đã tăng trở lại hơn 2% sau phiên giảm hôm qua được hỗ trợ bởi nguồn cung thắt chặt.

Nguồn: https://vietnammoi.vn/gia-xang-dau-hom-nay-12-1-gia-dau-tang-tro-lai-hon-2-20220112085406516.htm




Giá dầu đã tăng lên gần 84 USD/thùng vào thứ Ba, được hỗ trợ bởi nguồn cung thắt chặt và kỳ vọng rằng các ca nhiễm COVID-19 gia tăng và sự lây lan của biến thể Omicron sẽ không làm cho nhu cầu toàn cầu phục hồi.

Giá dầu thô Brent tăng 3,52% lên 83,72 USD/thùng, cao nhất kể từ đầu tháng 11, sau khi mất 1% trong phiên trước đó. Giá dầu thô WTI của Mỹ tăng 3,82% vào cuối ngày ở mức 81,22 USD/thùng, cũng là mức cao nhất kể từ giữa tháng 11. Vào thứ Hai, nó đã giảm 0,8%.

Việc thiếu năng lực ở một số quốc gia có nghĩa là việc bổ sung nguồn cung của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đang chạy dưới mức tăng được phép theo hiệp định với các đồng minh của tổ chức này.

Về phía nhu cầu, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell cho biết hôm thứ Ba rằng ông hy vọng tác động kinh tế của Omicron sẽ tồn tại trong thời gian ngắn, đồng thời nói thêm rằng các quý tiếp theo có thể rất tích cực cho nền kinh tế sau khi Omicron giảm giá.

Các nền kinh tế lớn đã tránh được sự trở lại của tình trạng khóa cửa nghiêm trọng, ngay cả khi sự lây nhiễm COVID-19 đã tăng vọt. Chẳng hạn, tỷ suất lợi nhuận lọc dầu máy bay phản lực của châu Âu đang trở lại mức trước đại dịch khi nguồn cung trong khu vực thắt chặt và hoạt động hàng không toàn cầu phục hồi bất chấp sự lan rộng của biến thể Omicron.

Sản lượng dầu thô của Mỹ dự kiến sẽ tăng 610.000 thùng/ngày lên 12,41 triệu thùng/ngày vào năm 2023, chính phủ cho biết trong dự báo đầu tiên cho năm tới, thấp hơn dự báo tăng 670.000 thùng/ngày của tháng trước.

Nhiều ý kiến ủng hộ tách giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập

 Nhiều đại biểu đã đề nghị Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung thêm các đối tượng dự án được tách riêng việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập để tháo gỡ các vướng mắc hiện tại trong quá trình đầu tư thực hiện dự án.


Tại phiên thảo luận Quốc hộ ngày 10/1 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật (Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự), nhiều đại biểu đã có ý kiến liên quan đến công tác giải phóng mặt tại các dự án đầu tư.

Theo các đại biểu, thực tiễn cho thấy công tác giải phóng mặt bằng là điểm nghẽn lớn nhất trong quá trình triển khai thực hiện dự án. Nếu không có mặt bằng sạch, việc giải phóng mặt bằng chậm thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ giải ngân, tiến độ thực hiện dự án, kế hoạch vốn đầu tư công... Từ đó phát sinh các yếu tố tăng chi phí bồi thường, gây lãng phí nguồn lực, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng dự án.


Trong khi đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Đầu tư công thì dự án giải phóng mặt bằng chỉ được tách riêng khi là dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A. Vì vậy, các đại biểu đề nghị xem xét sửa đổi, bổ sung thêm dự án nhóm B và C được tách riêng việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập ngay trong lần sửa đổi luật này.

Thứ Hai, 10 tháng 1, 2022

Đại biểu Điện Biên: Không vì khó trong huy động vốn mà chuyển cao tốc Bắc Nam từ PPP sang đầu tư công

  Về chủ trương đầu tư dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025, Đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên Tạ Thị Yên cho rằng không vì những khó khăn trong việc huy động vốn cho các dự án cao tốc theo phương thức đối tác công tư (PPP) mà chuyển hết cả 12 dự án thành phần sang đầu tư công.

Phát biểu tại phiên thảo luận, đại biểu Tạ Thị Yên, Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu, Đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên thống nhất cao với Tờ trình của Chính phủ cũng như Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế về Dự án, thực hiện mục tiêu "Đến năm 2025, cơ bản hoàn thành tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông".

Về hình thức đầu tư, theo bà Yên, không vì những khó khăn trong việc huy động vốn cho các dự án cao tốc theo phương thức đối tác công tư (PPP) trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 mà chuyển hết cả 12 dự án thành phần sang đầu tư công.

Vị đại biểu cho rằng phải tìm cách tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đó vì Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư với kỳ vọng tạo đột phá trong thu hút nguồn lực đầu tư từ khu vực tư nhân. Nhu cầu đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông còn rất lớn nên cần tiếp tục thực hiện chủ trương của Đảng, Quốc hội lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư nhân và đẩy mạnh huy động đầu tư tư nhân, nhất là đầu tư kết cấu hạ tầng như cơ quan thẩm tra đã đề xuất. 

Hơn nữa, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết 29/2021/QH15 ngày 28/7/2021 về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, trong đó đã phân bổ vốn cho nhiều dự án giao thông đường bộ đầu tư theo phương thức PPP, trong đó có dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông. Do đó, trong trường hợp dự án được đầu tư theo hình thức đầu tư công, đại biểu đề nghị Chính phủ nghiên cứu, đề xuất các giải pháp hữu hiệu để huy động nguồn vốn khác cho các dự án giao thông đã được Quốc hội phân bổ vốn theo kế hoạch để không làm ảnh hưởng đến cân đối, giải ngân vốn cho các dự án khác trong kế hoạch, nhất là các tuyến giao thông khu vực Tây Bắc.

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/dai-bieu-dien-bien-khong-vi-kho-trong-huy-dong-von-ma-chuyen-cao-toc-bac-nam-tu-ppp-sang-dau-tu-cong-2022010712063884.htm

Chủ Nhật, 9 tháng 1, 2022

Giá xăng dầu hôm nay 10/1: Giá dầu tiếp tục giảm trong phiên giao đầu tuần

Giá xăng dầu hôm nay 10/1, giá dầu trong phiên giao đầu tuần sáng nay tiếp tục đà giảm gần 1% sau phiên giảm cuối tuần do các lo ngại về các ca nhiễm COVID-19 đang tăng cao

Nguồn: https://vietnammoi.vn/gia-xang-dau-hom-nay-10-1-gia-dau-tiep-tuc-giam-trong-phien-giao-dau-tuan-20220110085459538.htm

Giá xăng dầu thế giới hôm nay

Giá xăng dầu hôm nay, ngày 10/1 tính đến đầu giờ sáng, mức giá đang được giao dịch ở ngưỡng:

- Giá dầu thô sàn Nymex (giao tháng 1/2022): 78,6 USD/thùng - giảm 67 cent

- Giá dầu Brent (giao tháng 2/2022): 81,5 USD/thùng - giảm 68 cent

- Giá dầu thô sàn Tokyo (giao tháng 5/2022): 52,220 JPY/thùng - giảm 100 JPY so với phiên ngày hôm qua




Dầu giảm thêm vào hôm thứ Hai khi các trường hợp biến thể Omicron của COVID-19 tăng nhanh chóng ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế, mặc dù thiệt hại đã được hạn chế do nguồn cung bị hạn chế ở Kazakhstan và Libya.

Giá dầu thô Brent giảm 38 cent, tương đương 0,46%, xuống 81,37 USD/thùng, trong khi dầu thô WTI của Mỹ giảm 34 cent, tương đương 0,43% xuống 78,56 USD/thùng.

Tình hình việc làm của Mỹ tăng ít hơn dự kiến trong tháng 12 trong bối cảnh thiếu công nhân và mức tăng việc làm có thể vẫn ở mức trung bình trong thời gian tới do nhiễm COVID-19 theo hình xoắn ốc làm gián đoạn hoạt động kinh tế.

Hơn 304,87 triệu người đã được báo cáo là bị nhiễm vi rút COVID-19 mới trên toàn cầu và 5.834.506 người đã tử vong, theo một thống kê của Reuters.

Các công ty năng lượng của Mỹ đã bắt đầu năm mới bằng cách tiếp tục bổ sung thêm các giàn khoan dầu và khí đốt tự nhiên sau khi tăng số lượng giàn khoan vào năm 2021 sau hai năm suy giảm.

Sản lượng ở Libya đã giảm xuống 729.000 thùng/ngày từ mức cao 1,3 triệu thùng/ngày vào năm ngoái, một phần do công việc bảo trì đường ống.

Sản lượng của OPEC trong tháng 12 đã tăng 70.000 thùng/ngày so với tháng trước, so với mức tăng 253.000 thùng/ngày được cho phép theo thỏa thuận cung cấp OPEC +, điều này đã khôi phục sản lượng bị sụt giảm vào năm 2020 khi nhu cầu sụp đổ theo lệnh khóa COVID-19.

Thứ Sáu, 7 tháng 1, 2022

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở quận Đống Đa, Hà Nội (phần 4)

 Nhiều khu đất sắp thu hồi để mở đường ở quận Đống Đa, Hà Nội đáng chú ý.


Theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020, nhiều khu đất đã được đưa vào kế hoạch sử dụng để triển khai các tuyến đường giao thông trên địa bàn phường quận Đống Đa. Trong đó đáng chú ý có khu đất thu hồi làm nút giao Chùa Bộc - Tây Sơn với diện tích khoảng 1.029,831 m2.

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở quận Đống Đa, Hà Nội (phần 4) - Ảnh 1.

Sơ đồ khu đất sắp thu hồi mở đường ở quận Đống Đa. (Nguồn ảnh: Bản đồ sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020).

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở quận Đống Đa, Hà Nội (phần 4) - Ảnh 2.

Khu đất nhìn trên ảnh vệ tinh. (Nguồn ảnh: Bản đồ sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020).

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở quận Đống Đa, Hà Nội (phần 4) - Ảnh 3.

Khu đất sắp thu hồi chủ yếu ở nút giao Chùa Bộc - Tây Sơn, với nhiều nhà dân.

Khánh Hòa khởi tố hình sự vụ án tại dự án của Tập đoàn Mường Thanh vì không qua đấu thầu, đấu giá

 Lực lượng chức năng xác định UBND tỉnh Khánh Hòa đã cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án Oceanus cho CTCP đầu tư Viễn Triều Nha Trang không thông qua đấu thầu, đấu giá quyền sử dụng đất.


Ngày 6/1, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự Vi phạm các quy định về quản lý đất đai quy định tại khoản 3 Điều 229 Bộ luật Hình sự, xảy ra tại Dự án khách sạn và căn hộ cao cấp Oceanus.

Dự án tại khu Bãi Dương, phường Vĩnh Phước, TP Nha Trang do CTCP đầu tư Viễn Triều Nha Trang (sau này sáp nhập vào CTCP Tập đoàn Mường Thanh) là chủ đầu tư. 

Công an tỉnh Khánh Hòa xác định, UBND tỉnh Khánh Hòa cấp phép đầu tư dự án Khu phức hợp Thiên Triều, sau đó được đổi tên là dự án Khách sạn và căn hộ cao cấp Oceanus cho CTCP đầu tư Thiên Triều không thông qua đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư là vi phạm quy định tại Điều 54 Luật Đầu tư năm 2005.

Đồng thời, việc UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành quyết định thu hồi 22.340 m2 đất tại khu Bãi Dương do Công ty Thiên Triều sử dụng và cho Công ty Viễn Triều Nha Trang thuê để thực hiện dự án không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất là vi phạm Điều 118 và Điều 169 Luật Đất đai năm 2013.

Trong thông báo của Công an Khánh Hòa cũng nêu rõ chịu trách nhiệm về các sai phạm nêu trên là một số lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa và lãnh đạo các sở, ngành trực tiếp tham mưu cho lãnh đạo UBND tỉnh ban hành các quyết định nêu trên.

Khánh Hòa khởi tố vụ án tại dự án của Tập đoàn Mường Thanh vì không qua đấu thầu, đấu giá - Ảnh 1.

Dự án khách san, căn hộ cao cấp Oceanus. (Ảnh: An Bình/Zing News).