Thứ Bảy, 4 tháng 12, 2021

<> Cheap Country Targeted website traffic <>

Hi there
Receive local traffic to increase local audience and leads through your
website

more details and plans can be found here
https://bulkwebtraffic.io/


thanks and regards
Peter Wallace




Unsubscribe:
https://mgdots.co/unsubscribe/

Thứ Tư, 1 tháng 12, 2021

Giá xăng dầu hôm nay 2/12: Giá dầu tiếp tục giảm hơn 2%

Giá xăng dầu hôm nay 2/12, giá dầu trong phiên giao sáng nay tiếp tục đà giảm hơn 2% sau phiên giảm hôm qua do biến thể COVID-19 làm tăng lo ngại về nhu cầu.

Nguồn: https://vietnammoi.vn/gia-xang-dau-hom-nay-2-12-gia-dau-tiep-tuc-giam-hon-2-20211202084442608.htm

Giá xăng dầu thế giới hôm nay

Giá xăng dầu hôm nay, ngày 2/12 tính đến đầu giờ sáng, mức giá đang được giao dịch ở ngưỡng:

- Giá dầu thô sàn Nymex (giao tháng 1/2022): 65,7 USD/thùng - giảm 89 cent

- Giá dầu Brent (giao tháng 1/2022): 68,9 USD/thùng - giảm 86 cent

- Giá dầu thô sàn Tokyo (giao tháng 1/2022): 44,950 JPY/thùng - giảm 150 JPY so với phiên ngày hôm qua



Tên loại

Kỳ hạn

Sàn giao dịch

Giá

%thay đổi

Đơn vị tính

Dầu thô

Giao tháng 4/2022

Tokyo

44,950

-2,31

JPY/thùng

 

Giá dầu Brent

Giao tháng 2/2022

ICE

68,9

-0,35

USD/thùng

 

Dầu Thô WTI

Giao tháng 1/2022

Nymex

65,7

-0,26

USD/thùng


Giá dầu giảm sâu vào cuối phiên giao dịch chiều ngày thứ Tư sau khi CDC xác nhận trường hợp omicron một biến thể của COVID-19 tại công ty ở Mỹ.

Bảng giá xăng dầu: https://vietnammoi.vn/chu-de/gia-xang-dau-hom-nay-242.htm

Giá dầu Brent giao tháng 2 giảm 0,2% xuống 69,08 USD/thùng. Giá dầu thô WTI của Mỹ giảm 0,4% xuống 65,90 USD/thùng. Cả hai hợp đồng đều giảm một số mức tăng sau khi một tài liệu của OPEC + cho thấy nhóm này dự báo thặng dư dầu trong năm mới lớn hơn những gì đã nghĩ trước đây.

Cả hợp đồng giá dầu thô Brent và WTI giao tháng 11 đều ghi nhận mức giảm theo tỷ lệ hàng tháng mạnh nhất kể từ tháng 3 năm 2020, lần lượt giảm 16% và 21%.

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ đã họp vào thứ Tư trước cuộc họp vào thứ Năm của OPEC +, nhóm OPEC với các đồng minh bao gồm cả Nga.

Theo báo cáo nội bộ của Reuters, OPEC + cho thấy thặng dư dầu ngày càng trầm trọng lên 2 triệu thùng/ngày (bpd) vào tháng 1, 3,4 triệu thùng/ngày vào tháng 2 và 3,8 triệu thùng/ngày vào tháng 3 năm sau.

Một số nhà phân tích cho rằng OPEC + sẽ tạm dừng kế hoạch bổ sung nguồn cung 400.000 thùng/ngày vào tháng Giêng. Nhưng ngay cả khi OPEC + đồng ý tăng nguồn cung theo kế hoạch vào tháng Giêng, các nhà sản xuất có thể phải vật lộn để bổ sung thêm số lượng đó.

Viglacera muốn làm tổ hợp khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ 1.000 ha tại huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn

 6 tháng gần đây, loạt doanh nghiệp BĐS lớn như Tân Hoàng Minh, FLC, Viglacera, Sovico,... liên tục có các động thái đổ dòng vốn về vùng biên Lạng Sơn.


UBND tỉnh Lạng Sơn vừa có văn bản gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn Tổng Công ty Viglacera (Mã: VGC) nghiên cứu, đề xuất dự án Tổ hợp Khu công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ tại huyện Hữu Lũng.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ động hướng dẫn Viglacera nghiên cứu, đề xuất dự án trên, bảo đảm đúng quy định, phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh và năng lực của nhà đầu tư; báo cáo, đề xuất UBND tỉnh các nội dung vượt thẩm quyền.


Thứ Ba, 30 tháng 11, 2021

Những 'tay chơi' M&A nổi lên thị trường địa ốc Hà Nội 10 năm qua

 Trong cuộc đua thâu tóm quỹ đất tại Hà Nội của doanh nghiệp 10 năm qua, hàng loạt thương vụ M&A đình đám đã diễn ra gắn với những tên tuổi như hệ sinh thái Vingroup, Tập đoàn T&T, Tập đoàn BRG, Gelex, Taseco, Masterise Group...


Đối với các doanh nghiệp bất động sản, việc săn tìm dự án và mở rộng quỹ đất là yếu tố then chốt trong quá trình phát triển. Do đó, hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) luôn được xem là một trong những công cụ hữu hiệu và nhanh nhất giúp doanh nghiệp thâm nhập thị trường, lấy được quỹ đất.

Nhìn lại hơn một thập niên của thị trường BĐS Hà Nội, hàng loạt thương vụ M&A đình đám đã diễn ra gắn với tên tuổi nhiều doanh nghiệp trong ngành.

Tập đoàn Vingroup là một trong những ông lớn sở hữu quỹ đất khủng nhất hiện nay tại Hà Nội, riêng công ty con Vinhomes đang nắm khoảng 3.280 ha đất thủ đô, theo một báo cáo của VCSC. Lượng quỹ đất khủng của nhóm Vingroup được đóng góp không nhỏ bởi các thương vụ M&A mà tập đoàn thực hiện trong nhiều năm qua.

Gần nhất vào đầu năm 2020, Vingroup đã hoàn tất sáp nhập CTCP Đầu tư và Phát triển Đô thị Sài Đồng (SDI) thông qua phát hành gần 14 triệu cổ phiếu VIC để hoán đổi lấy gần 12,6 triệu cổ phiếu SDI của 684 cổ đông. Như vậy Vingroup đã nâng tỷ lệ sở hữu tại SDI từ 51% lên 100% sau 10 năm đầu tư cho đơn vị này.

SDI được biết đến là chủ đầu tư trực tiếp dự án Vinhomes Riverside Long Biên tại cửa ngõ phía đông Hà Nội với quy mô hơn 183 ha. Dự án được chia làm ba giai đoạn, quy hoạch theo mô hình "thành phố ven sông".

Dự án Vinhomes Riverside Long Biên. (Ảnh: Vinhomes).

Chủ Nhật, 28 tháng 11, 2021

6 khu đô thị quy mô lớn nhất hình thành 10 năm qua ở Hà Nội

   Vinhomes Riverside, Vinhomes Ocean Park, Vinhomes Smart City, Ngoại Giao Đoàn, Gamuda City và Times City là 6 khu đô thị quy mô lớn được khởi công và thành hình tại Hà Nội trong vòng 10 năm qua.

Quy hoạch Hà Nội 10 năm nhìn lại - Bài 12: Ngắm 6 khu đô thị quy mô lớn nhất hình thành 10 năm qua ở Hà Nội - Ảnh 1.
Hình hài 5 khu đô thị quy mô lớn tại Hà Nội 10 năm qua - Ảnh 1.

Vinhomes Riverside thuộc 4 phường Việt Hưng, Phúc Lợi, Phúc Đồng và Sài Đồng, quận Long Biên, Hà Nội; do CTCP Đầu tư và Phát triển đô thị Sài Đồng, đơn vị thành viên của CTCP Vincom – Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư. Khu đô thị khởi công vào ngày 12/5/2011.

Hình hài 5 khu đô thị quy mô lớn tại Hà Nội 10 năm qua - Ảnh 2.

Vinhomes Riverside được thiết kế và xây dựng theo mô hình của TP Venice (Italy). Khu đô thị cách hồ Hoàn Kiếm 6,5 km, cách chân cầu Chương Dương 5,5 km. Dự án nằm ngay trên tuyền đường chạy qua cầu Vĩnh Tuy trên Vành đai 1, gần đường Nguyễn Văn Cừ nối vào nội đô qua cầu Chương Dương và tuyến đường chạy qua cầu Thanh Trì trên Vành đai 3.

Vinhomes Riverside xây dựng gồm ba giai đoạn, trong đó giai đoạn I đã đi vào hoạt động.

Giai đoạn I có quy mô 183,5 ha; tổng vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng; gồm 1.500 biệt thự với 5 phân khu Bằng Lăng, Hoa Phượng, Hoa Lan, Hoa Sữa, Hoa Anh Đào. Giá các biệt thự tại Vinhomes Riverside khoảng từ 67 - 82 triệu đồng/m2, diện tích từ 190 - 900 m2/căn.

Còn tiếp....

Nguồn: https://vietnammoi.vn/6-khu-do-thi-quy-mo-lon-nhat-hinh-thanh-10-nam-qua-o-ha-noi-20211025105144435.htm

Thứ Năm, 25 tháng 11, 2021

Hải Phòng ghi nhận chùm ca nhiễm với nhiều F0 là học sinh

Tối 25/11, ngành y tế TP Hải Phòng thông tin, liên quan tới ca mắc được công bố ở xã Toàn Thắng, huyện Tiên Lãng, hiện đã có 15 F1 dương tính với SARS-CoV-2, trong đó phần lớn là học sinh.  

Cụ thể, xã Tiên Minh có 4 trường hợp, xã Quang Phục có hai người, xã Toàn Thắng có 9 trường hợp. Trong số nhóm học sinh dương tính SARS-CoV-2 có hai học sinh học lớp 1, một học sinh lớp 4 tại xã Toàn Thắng, còn lại chủ yếu là bạn học cùng khối, cùng trong lớp học thêm tiếng Anh với F0 (con, cháu của L.T.H).

Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng cũng cho biết, tính đến 17h30 ngày 25/11, trên địa bàn thành phố có tổng số 8.196 học sinh thuộc diện F0, F1, F2.

Trong đó diện F0 có 45 học sinh (Trường THPT Trần Hưng Đạo có 20 HS, Trường THCS Hồng Bàng (quận Hồng Bàng) có một HS, Trường THCS Bắc Hà (quận Kiến An) có 4 HS, Trường tiểu học Tân Thành (quận Dương Kinh) có một HS, Trường THCS Tân Thành (quận Dương Kinh) có ba HS, Trường tiểu học Toàn Thắng (huyện Tiên Lãng) có 7 HS, Trường THCS Toàn Thắng (huyện Tiên Lãng) có 4 HS, Trường THCS Tiên Minh (huyện Tiên Lãng) có 4 HS…). Ngoài ra diện F1 có 740 học sinh , diện F2 có 7.411 học sinh.

Trước tình hình trên, ngành giáo dục Hải Phòng đã chủ động, linh hoạt đưa ra phương án giảng dạy trực tuyến thay trực tiếp cho những trường, những lớp có học sinh diện F0, F1, F2.



Xem thêm: https://vietnambiz.vn/dich-covid-19-hom-nay-26-11-hai-phong-ghi-nhan-chum-ca-nhiem-voi-nhieu-f0-la-hoc-sinh-20211126073814692.htm

Vốn FDI chảy đều xuyên dịch, các tỉnh chạy đua 'dọn tổ đón đại bàng'

Từ đầu năm đến nay, Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp, song dòng vốn FDI vẫn liên tục đổ về các KCN trên cả nước. Trong xu thế đó, nhiều địa phương ráo riết chạy đua mở rộng quỹ đất công nghiệp để kịp đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Dịch Covid-19 thâm nhập vào Việt Nam đã kéo theo sự trì trệ của không ít phân khúc trên thị trường bất động sản (BĐS) trong gần hai năm qua. 

Trong bối cảnh đó, BĐS công nghiệp bứt lên thành một điểm sáng của thị trường khi vẫn giữ được sự tăng trưởng ổn định nhờ các hiệp định thương mại quốc tế và làn sóng chuyển dịch FDI về Việt Nam. 

Báo cáo của các đơn vị thị trường cho thấy, nhu cầu thuê đất công nghiệp, giá thuê đất cũng như làn sóng FDI đổ về nước ta vẫn tăng trưởng xuyên suốt đại dịch. 

Vốn FDI chảy đều xuyên dịch, các tỉnh chạy đua 'dọn tổ đón đại bàng' - Ảnh 1.

KCN Biên Hòa 2 của Sonadezi. (Ảnh: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu).